hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự
Hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự
Chứng minh là hoạt động quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để có một bản án quyết định giải quyết vụ án đúng đắn đòi hỏi việc chứng minh phải khách quan, trung thực chính xác nhằm xử đúng người đúng tội. Do đó hoạt động chứng minh phải xuyên suốt quá trình tố tụng với sự tham gia của nhiều chủ thể có nghĩa vụ, có quyền chứ không đơn thuần chỉ trong một giai đoạn tố tụng nào.
Sau đây là bảng so sánh cũng như sơ lược về hoạt động chứng minh trong từng giai đoạn cụ thể của hoạt động tố tụng hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Khởi tố | Điều tra | Truy tố | |
Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh | + Cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
+ Cơ quan điều tra |
+ Cơ quan điều tra
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra + Viện kiểm sát |
Viện kiểm sát |
Chủ thể có quyền chứng minh | + Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
+ Người bị tố giác trong trường hợp khẩn cấp + Người bị bắt, người bị tạm giữ + Người bào chữa, + Đương sự bị hại |
+ Bị can
+ Người bào chữa + Bị hại, đương sự + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự |
+ Bị can
+ Người bào chữa + Bị hại, đương sự + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự |
Thời hạn chứng minh | + Bắt đầu khi người có thẩm quyền phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc tiếp nhận thông tin về tội phạm
+ Kết thúc khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự |
+ Bắt đầu khi nhận được hồ sơ khởi tố vụ án
+ Kết thúc khi cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra |
+ Bắt đầu khi VKS nhận được hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố của cơ quan điều tra
+ Kết thúc khi Viện kiểm sát ra quyết định truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ án |
Nội dung chứng minh | Sự việc xảy ra có dấu hiệu phạm tội không | Điều 19, 85, 416 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 | Chứng minh quyết định truy tố bị can và quyết định khác của viện kiểm sát là hợp pháp |
Biện pháp chứng minh | Khoản 3 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 | + Các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra | + Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra đánh giá chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền điều tra thu thập
+ Thu thập thêm chứng cứ VKS có thể tiến hành |
Xét xử sơ thẩm | Xét xử phúc thẩm | |
Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh | + Tòa án
+ Viện Kiểm sát |
+ Tòa án phúc thẩm
+ Viện kiểm sát đã kháng nghị |
Chủ thể có quyền chứng minh | + Bị cáo
+ Người bào chữa + Bị hại, đương sự + Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự |
+ Người bào chữa
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự + Người kháng cáo + Người có quyên nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo kháng nghị |
Thời hạn chứng minh | + Bắt đầu khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định truy tố vụ án
+ Kết thúc khi Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định giải quyết vụ án |
+ Bắt đầu khi Tòa án nhận được hồ sơ kháng cáo kháng nghị
+ Kết thúc khi Tòa án phúc thẩm ra bản án quyết định phúc thẩm |
Nội dung chứng minh | Tính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án tuyên | + Kiểm tra lại vụ án về mặt nội dung
+ Xem xét tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án quyết định sơ thẩm của nội dung kháng cáo kháng nghị |
Biện pháp chứng minh | + Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Chứng minh đưa ra các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
+ Tại phiên Tòa: Kiểm tra, Đánh giá chứng cứ đưa ra kết luận |
+ Kiểm tra, xem xét, đánh giá |