MAI PHONG LAWFIRM – Những Trường Hợp Nào Thì Giao Dịch Dân Sự Bị Vô Hiệu?..
Những Trường Hợp Nào Thì Giao Dịch Dân Sự Bị Vô Hiệu?..
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì, “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Vậy khi nào hợp đồng dân sự này bị vô hiệu?
Theo quy định của pháp luật các bên khi giao dịch dân sự phải đủ điều kiện thì giao dịch đó mới có hiệu lực
Căn cứ Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Do đó, nếu muốn giao dịch có hiệu lực phải có đầy đủ các yếu tố trên thì sẽ không bị vô hiệu: Các bên phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; các bên hoàn toàn tự nguyện; mục đích của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật; hình thức của giao dịch phải đúng theo quy định pháp luật (có công chứng, chứng thực hợp đồng)
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì hợp đồng không tuân thủ về mặt hình thức nhưng các bên đã thực hiện được 2/3 hợp đồng thì hợp đồng này sẽ được Tòa án xem xét nếu đủ chứng cứ chứng minh các bên đã thực hiện được 2/3 hợp đồng thì Tòa sẽ tuyên giao dịch đó có hiệu lực pháp luật.
Ngoài các trường hợp quy định nêu trên thì Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu trong những trường hợp sau:
“- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội: Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định; đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, hoặc nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện: Điều 125 BLDS năm 2015 quy định về vấn đề này:”
Do đó để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực pháp luật các bên cần tìm hiểu đầy đủ các điều kiện liên quan để hai bên thực hiện giao dịch không bị vô hiệu.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420. 6766