Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

By admin - Tháng Sáu 15, 2018

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là hai tội phạm thuộc các tội phạm xâm phạm sở hữu quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, trong đời sống thường ngày hai loại tội phạmn này diễn ra tương đối phức tạp, khiến cho nhiều người khó phân biệt. Bài viết dưới đây mình xin chia sẽ những điểm khác nhau cơ bản để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dựa trên quy định của BLHS 2015 như sau:

  Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Khái niệm Là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối Là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
2.  Hành vi Luôn phải có hành vi gian dối, hành vi này phải thực hiện trước thời điểm chuyển giao tài sản. Người phạm tội dùng các thủ đoạn gian dối: Đưa ra những thông tin không đúng sự thật làm cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nhầm tưởng, tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Có thể có hoặc không có hành vi gian dối. Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản (hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng một cách hợp pháp). Sau khi có được tài sản người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ tài sản theo hợp đồng mà chiếm đoạt tài sản đó bằng một trong các thủ đoạn sau: Gian dối, bỏ trốn, sử dụng tài sản vào các mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, cầm đồ, cho vay nặng lãi,… dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
3. Chủ thể Bất kỳ chủ thể nào có năng lực hành vi dân sự Những chủ thể được chủ tài sản tín nhiệm giao tài sản
4. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt Tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng-  dưới 50.000.000 đồng.

Hoặc dưới 2.000.000 đồngnhưng thuộc các trường hợp luật định tại Khoản 1, Điều 174- BLHS.

Tài sản chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng;

Hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định tại Khoản 1, Điều 175- BLHS 2015

5. Hình phạt – Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng– dưới 50.000.000 đồng;

– Phạt tù từ 02 đến 07 năm:

Chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng– dưới 200.000 đồng

– Phạt tù từ 07 đến 15 năm:

Chiếm đoạt từ 200.000.000đồng– dưới 500.000.000 đồng;

– Phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên.

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng– dưới 50.00.000 đồng

 Phạt tù từ 02 đến 07 năm:

Chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng– dưới 200.000.000 đồng

 Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

Chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng– dưới 500.000.000 đồng;

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:Chiếm đoạt từ 500.000.000 đồngtrở lên.

6. Cơ sở pháp lý Điều 174- Bộ Luật hình sự 2015 Điều 175- Bộ luật hình sự 2015

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *