MAI PHONG LAWFIRM –   Hành vi xâm phạm bản quyền tác giả? Vi phạm bản quyền tác giả bị xử lý như thế nào? Cách xử lý. Thẩm quyền giải quyết.

MAI PHONG LAWFIRM – Hành vi xâm phạm bản quyền tác giả? Vi phạm bản quyền tác giả bị xử lý như thế nào? Cách xử lý. Thẩm quyền giải quyết.

By admin - Tháng Sáu 15, 2023

Hành vi xâm phạm bản quyền tác giả? Vi phạm bản quyền tác giả bị xử lý như thế nào? Cách xử lý. Thẩm quyền giải quyết.

                    Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, ngôn ngữ, phương tiện, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

                 1. Hành vi xâm phạm bản quyền tác giả được quy định như thế nào?

            Đối với hành vi xâm phạm bản quyền tác giả có thể hiểu là hành vi chiếm đoạt, sao chép, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào mà không có sự đồng ý của tác giả haychủ sở hữu.

            Căn cứ Điều 28 LSHTT có quy định cụ thể như sau:

    “1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19: Quyền đặt tên, đứng tên trên tác phẩm, công bố tác phẩm…

  1. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20: Làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn, phân phối, bán, cho thuê…
  2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26…
  3. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật ..
  4. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
  5. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
  6. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
  7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.”.
  8. Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả?”

           2. Mức phạt đối với một số vi phạm quyền tác giả

          Theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với một số vi phạm quyền tác giả như sau:

  • Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Mức phạt từ 02 – 03 triệu đồng;
  • Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Mức phạt từ 03 – 05 triệu đồng.
  • Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu, làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu, biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu. Mức phạt từ 05 – 10 triệu đồng
  • Biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Mức phạt từ 10 – 15 triệu đồng
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định. Mức phạt từ 15 – 30 triệu đồng
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Mức phạt từ 15 – 35 triệu đồng

           3.Cách xử lý vi phạm

Chủ sở hữu khi phát hiện thấy có hành vi vi phạm bản quyền tác giả thì chủ sở hữu có thể xử lý như sau:

– Xem xét và phân tích hành vi xâm phạm để tìm kiếm và phát hiện ra những chứng cứ vi phạm.

– Viết thư cảnh báo bên vi phạm

Mục đính: Viết thư cảnh báo bên vi phạm nhằm nhắc nhở bên vi phạm và tạo cơ hội cho hai bên có thể thương lượng về vấn đề này

– Nếu trường hợp hai bên không thương lượng được chủ sở hữu gửi đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.

        4. Thẩm quyền giải quyết

Căn cứ quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ thì thẩm quyền giải quyết cụ thể như sau:

«a. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

b.Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

c.Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật…

        Trên đây là những quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi, hướng dẫn, thực hiện thủ tục liên quan, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420. 6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *