CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN XE GÂY TẠI NẠN, CHỦ XE CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
MAI PHONG LAWFIRM- Cho người khác mượn xe gây tại nạn, chủ xe có phải chịu trách nhiệm?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015: “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Trường hợp phương tiện đang đi trên đường mà gây ra sự cố như nổ lốp, mất phanh,… gây ra tai nạn thì thiệt hại được xác định do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trường hợp này, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Khoản 2, Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”
Như vậy, trường hợp do lỗi kỹ thuật của xe máy gây tai nạn nên người mượn xe gây tai nạn thì người này sẽ phải bồi thường thiệt hại do gây ra tai nạn còn chủ xe máy sẽ không phải bồi thường.
Trường hợp chủ sở hữu chiếc xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện xe cơ giới mượn xe mà gây tai nạn, chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
“Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, chủ xe còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng.”
Trường hợp nữa là người mượn xe là người điều khiển xe vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây ra tai nạn thì bản thân người mượn xe phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
Chính vì những điều này mà khi cho người khác mượn xe, chủ sở hữu xe cần cân nhắc kỹ về giấy phép lái xe, tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích khác của người mượn xe để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra mà chính bản thân chủ xe phải chịu trách nhiệm.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766