AI CÓ QUYỀN ĐỨNG RA KÊU GỌI QUYÊN GÓP TỪ THIỆN?
MAI PHONG LAWFIRM- Ai có quyền đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện
Điều 5, Nghị định 64/2008/NĐ-CP về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 72/2008/TT-BTC) quy định về Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ như sau:
“Điều 5. Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ
1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.
2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3. Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.
Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
4. Đối với các cơ quan, tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ của tập thể, cá nhân thuộc đơn vị mình đóng góp để cứu trợ đồng bào, các địa phương bị thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.“
Như vậy, theo quy định trên thì ngoài các tổ chức, đơn vị được nhắc đến thì không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.
Tuy nhiên, Điều 3, Bộ luật Dân sự năm 2015 lại quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Do đó, việc cá nhân đứng ra đóng góp và tổ chức vận động đóng góp từ thiện là việc làm không bị cấm. Việc này được xem là thực hiện sự ủy quyền của người đóng góp.
Hiện nay, quy đinh pháp luật về hoạt động kêu gọi từ thiện có sự không thống nhất. Nghị định 64/2008/NĐ-CP đã được ban hành cách đây 13năm nên thực hiện theo luật gần nhất là Bộ luật Dân sự năm 2015 là phù hợp. Trong trường hợp cá nhân tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ không đúng quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm.
Do đó, cá nhân, tổ chức đứng ra vận động từ thiện là có thể và không trái luật.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766