Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế nhà, đất theo quy định của BLDS 2015

Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế nhà, đất theo quy định của BLDS 2015

By admin - Tháng Tám 28, 2018

Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế nhà, đất theo quy định của BLDS 2015

Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015 thì“Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Thời hiệu chia thừa kế nhà, đất đã được kéo dài tới 30 năm

So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã kéo dài thời hiệu yêu cầu chia di sản là nhà, đất (bất động sản) đến 30 năm, tạo điều kiện cho người thừa kế có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu chia thừa kế nhà, đất trong thời hạn dài hơn.

Điều này cũng có nghĩa nếu người để lại di sản được xác định là chết trong hoặc sau ngày 01/01/2017 thì đương nhiên thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với nhà, đất sẽ là 30 năm kể từ thời điểm người để lại di sản chết. 

Vậy với  trường hợp chết trước ngày 01/01/2017 sẽ giải quyết như thế nào?

Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thì với những giao dịch được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực (01/01/207) thì “thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”, có nghĩa thời hiệu yêu cầu chia thừa kế nhà đất đối với những trường hợp chết trước ngày 01/01/2017 cũng sẽ là 30 năm kể từ thời điểm người để lại di sản chết.

Khi hết thời hiệu 30 năm mà di sản vẫn chưa được chia thì xử lý như thế nào?

Về nguyên tắc, khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thì người thừa kế mất quyền yêu cầu Tòa án chia. Lúc này, di sản sẽ được xử lý như sau:

– Trường hợp người quản lý di sản là người thừa kế thì hết thời hạn 30 năm di sản sẽ “thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó”. Tuy nhiên, quy định này lại không nêu cụ thể là di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế đang quản lý di sản nên hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm tranh luận xung quanh vấn đề xác lập quyền sở hữu trong trường hợp này.

– Trường hợp người quản lý di sản không phải là người thừa kế thì “Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 623 BLDS 2015).

– Trường hợp di sản không có người quản lý hoặc có nhưng không đủ điều kiện xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 236 BLDS thì thuộc về Nhà nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *