MAI PHONG LAWFIRM – THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

By admin - Tháng Mười Một 30, 2021

 

Logo Versace

 

Nhãn hiệu hàng hóa tài sản của doanh nghiệp

Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản vô hình vô cùng quý giá của doanh nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa là một đối tượng sử hữu công nghiệp của doanh nghiệp nó gắn liền với quá trình lưu thông hàng hóa. Thông qua nhãn hiệu hàng hóa nhà sản xuất có thể đánh dấu hàng hóa của mình sản xuất khi đưa ra thị trường kinh doanh. Hơn nữa, nhãn hiệu  có thể dùng để quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp đến với thị trường công chúng, nhằm thúc đẩy việc tăng doanh thu, lưu thông hàng hóa và giữ uy tín chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp. Từ đó người tiêu dùng sẽ dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu của mình.

Vì vậy, để đảm bảo cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách an toàn và không bị người khác xâm phạm nhãn hiệu, sản phẩm  doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm xây dựng nhãn hiệu hàng hóa uy tín, chất lượng. Việc đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu sẽ mang lại cho doanh nghiệp độc quyền với sản phẩm ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu, giống hoặc tương tự dễ nhầm lẫn. Hơn nữa còn đảm bảo việc đầu tư sản phẩm không bị vô ích bởi các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng nhãn hiệu giống hoặc gây nhầm lẫnđối với doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cũng chưa nắm rõ được thủ tục để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm,vì vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn để doanh nghiệp có thể đăng ký sản phẩm một cách nhanh nhất.

Để việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp cần thực hiện trình tự như sau:

* Thứ nhất: Doanh nghiệp phải có nhãn hiệu riêng của mình để đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu sản phẩm.

* Thứ hai: Doanh nghiệp lựa chọn đối tác để thực hiện đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình, hoặc (Doanh nghiệp có thể tự thực hiện)

* Thứ ba:  Doanh nghiệp trao đổi việc làm bảo hộ sản phẩm thương hiệu theo nhãn hiệu đã có với bên đối tác thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

* Thứ tư: Bên đối tác xem xét, kiểm tra nhãn hiệu của doanh nghiệp có bị trùng, lặp với các nhãn hiệu, thương hiệu đã được bảo hộ hay không. Nếu không bị trùng, lặp các nhãn hiệu đã được bảo hộ bên đối tác sẽ làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp. Nếu bị trùng, lặp thì doanh nghiệp phải kiểm tra xem xét, làm lại mẫu nhãn hiệu của mình, đảm bảo không trùng, lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp đầy đủ giấy tờ nhằm để bên đối tác thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp một cách nhanh nhất. Bao gồm tên công ty sở hữu nhãn hiệu, địa chỉ, điện thoại, người đứng đầu sở hữu nhãn hiệu của công ty, doanh nghiệp…

* Thứ năm: Bên đối tác đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp sẽ làm đơn đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung yêu cầu để đăng ký nhãn hiệu của khách hàng, mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.

Chủ đơn phải nêu ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại để không bị từ chối hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.

Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.

Đảo bảo thể hiện về chữ viết, mầu sắc lôgô, xanh, đỏ, trắng, đen, tím, vàng… đúng như mẫu nhãn hiệu mà công ty, doanh nghiệp cung cấp.

* Thứ sáu: Bên đối tác đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp lên Cục sở hữu trí tuệ, nộp lệ phí để bảo hộ cho nhãn hiệu. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký, người đăng ký nhận giấy xác nộp đăng ký nhãn hiệu cho Doanh nghiệp.

* Thứ bảy: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ thẩm định hình thức đơn đăng ký

Thời gian thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục sở hữu trí tuệ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn hiệu, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

+ Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

+ Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

* Thứ tám: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

* Thứ chín: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT)xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó. CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Thứ mười: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng (năm 2021 do dịch bệnh lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ).

Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;

Phí công bố: 120.000 đồng/

Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm. Lưu ý: Năm 2021 được giảm còn 50.000 đồng/nhóm tăng thêm.

Thứ 11: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.

Lưu ý:

Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là những nội dung để tiến hành việc đăng ký nhãn hiệu cho công ty, doanh nghiệp.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766
+

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *