MAI PHONG LAWFIRM – Cần làm gì khi bị lừa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để bảo đảm khoản vay?

MAI PHONG LAWFIRM – Cần làm gì khi bị lừa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để bảo đảm khoản vay?

By admin - Tháng Năm 29, 2023

     Khoản vay được bảo đảm đề cập đến một hợp đồng cho vay trong đó người đi vay đưa ra tài sản để thế chấp khoản vay đó. Bên cạnh những lợi ích mà quan hệ bảo đảm mang lại, trên thực tiễn vẫn có không ít trường hợp người dân gặp rủi ro bởi chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật.

1. Bảo đảm khoản vay là gì?

     Bảo đảm khoản vay được hiểu là nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp để giảm rủi ro của bên cho vay nhằm ngăn ngừa khả năng vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

Hiện nay, thực trạng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất để bảo đảm khoản vay ngày càng nhiều. Có rất nhiều trường hợp chủ nợ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để dụ dỗ họ ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với lý do đây chỉ là hình thức để đảm bảo khoản vay chứ không phải mua bán. Rất nhiều trường hợp sau đó, bên cho vay đã sang tên, chuyển nhượng tài sản của bên vay để thu hồi vốn. Thậm chí, ngay cả khi vẫn còn trong thời hạn vay, nhiều đối tượng đã nhanh chóng bán luôn nhà đất của bên vay, rồi phủi phui mọi trách nhiệm. Đến khi bên thứ ba đến đòi nhà đất thì người đi vay mới vỡ lẽ. 

     Việc lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất làm đảm bảo để vay tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro với người đi vay và cho các bên tham gia hoặc liên quan đến giao dịch. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn diễn ra rất phổ biến. Việc làm rõ vấn đề pháp lý của hai hợp đồng trên có ý nghĩa quan trọng đối với bên cho vay, bên vay và trong thực tiễn giải quyết những tranh chấp đối với các giao dịch cho vay có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng bất động sản.

2. Cần làm gì khi bị lừa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để bảo đảm khoản vay?

    Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm che giấu hợp đồng vay tài sản là việc “xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác”. Do đó, khi có tranh chấp các bên thỏa thuận với nhau về việc trả lại tài sản nếu các bên không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu theo quy định pháp luật về Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo cho dù hợp đồng đã đảm bảo đúng hình thức và đã được thực hiện. Cụ thể tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

Trong trường hợp, nếu cho rằng có yếu tố tội phạm trong vụ việc này, thì bên vay có thể làm đơn tố giác tội phạm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và gửi đến cơ quan chức năng để giải quyết.

    Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cần làm gì khi bị lừa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để bảo đảm khoản vay?”.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi, hướng dẫn, thực hiện thủ tục liên quan, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.

CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG

Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội

Websibte: www.kienthucphapluat.vn

Email:luatsumaiphong@gmail.com

Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420. 6766

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *