MAI PHONG LAWFIRM – Các cách giải quyết khi phát hiện có hành vi xây dựng trái phép nhà trên đất thuộc quyền sở hữu của mình?

MAI PHONG LAWFIRM – Các cách giải quyết khi phát hiện có hành vi xây dựng trái phép nhà trên đất thuộc quyền sở hữu của mình?

By admin - Tháng Sáu 28, 2022

1. Khi phát hiện người khác xây dựng trái phép nhà trên đất thuộc sở hữu của mình cần làm gì để đòi lại quyền lợi?

Đối với trường hợp bị người khác ngang nhiên xây dựng trái phép nhà trên đất thuộc sở hữu của mình mà các bên không tự giải quyết, thỏa thuận được thì để đòi lại quyền lợi có thể chọn 2 cách: tố cáo theo Luật Tố cáo 2018 hoặc khởi kiện dân sự theo Luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013.

Cách 1: Căn cứ theo Điều 22 của Luật tố cáo 2018 quy định, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và quy định của Luật Tố cáo 2018. Theo đó, quy trình giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện theo trình tự :

– Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo.

– Xác minh đưa ra kết luận nội dung tố cáo.

– Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.

– Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Cách 2: Tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng dân sự 2015.

Điều 35 Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi các tình huống tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 Luật Tố tụng dân sự 2015.

2. Hướng giải quyết khi phát hiện có hành vi xây dựng trái phép nhà trên đất thuộc quyền sở hữu của mình?

Đối với trường hợp phát hiện xây dựng trái phép nhà trên đất thuộc quyền sở hữu của người khác sẽ được giải quyết theo các hướng sau đây:

Cách 1:

Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiến hành hòa giải theo quy định tại khoản 12 Điều 202 Luật Đất đai. Chủ sở hữu mảnh đất làm đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được đơn thực hiện các công việc:

+ Tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai dựa trên tài liệu chứng cứ các bên cung cấp và kết quả xác minh vụ việc;

+ Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác (Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,…)

+ Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và Ủy ban nhân dân cấp xã.phải có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.

+ Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai). Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất, đồng thời, cấp mới Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất có thay đổi diện tích đất.

Lưu ý: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Cách 2: Khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 203, Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (tranh chấp về ranh giới, mốc giới là một trong những tranh chấp về đất đai) như sau:

– Nếu đương sự có Giấy chứng nhận/có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013: Tòa án là đơn vị có thẩm quyền giải quyết;

– Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013: Đương sự phải lựa chọn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất là người có thẩm quyền giải quyết) hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Cách 3: Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Chủ sở hữu mảnh đất làm đơn yêu cầu xác minh vụ việc, xử lý hành vi vi phạm lấn, chiếm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận của mình tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Lúc này, căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện) tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

Trên đây là một số thông tin cơ bản trước khi tiến hành giải quyết việc xây dựng trái phép nhà trên đất thuộc quyền sở hữu của người khác.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420. 6766

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *