Cách hiểu về không có, hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự
Cách hiểu về không có, hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự
Không có, mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự là những khái niệm được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt được những khái niệm này một cách dễ dàng. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản để dễ dàng phân biệt được các khái niệm trên như sau:
1. Không có năng lực hành vi dân sự:
Người chưa đủ 6 tuổi là người không có NLHV. Mọi giao dịch của người này đều phải thông qua người đại diện xác lập và thực hiện.
Lý do: tại bởi người ở độ tuổi dưới 6 tuổi chưa thể và chưa đủ khả năng để nhận thức được hành vi của mình.
2. Mất năng lực hành vi dân sự:
“Mất” NLHV được hiểu là đã có NLHV nhưng sau đó, sau một sự kiện nào đó khiến cho người đó không còn có NLHV nữa.
Người thành niên có thể bị tuyên bố mất NLHVDS khi có những điều kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định.
Điều kiện: Cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì bị coi là mất NLHVDS
Cơ sở để khẳng định: Phải có kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền (như các bệnh viện..)
Thẩm quyền tuyên bố: Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố dựa trên yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Hậu quả pháp lý: Mọi giao dịch dân sự của người này đều do người đại diện của xác lập và thực hiện.
CSPL: Điều 22, Bộ luật dân sự 2015.
3. Hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Hạn chế NLHV tức là đã có NLHV đầy đủ nhưng sau đó theo quy định của pháp luật sẽ bị hạn chế bớt một phần.
NLHVDS của người thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục luật định:
Điều kiện: Được áp dụng đối với người nghiện ma túy và các chất kích thích khác dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình (tức là nó tác động trực tiếp yếu tố kinh tế của gia đình, gây nên sự khó khăn trong gia đình).
Thẩm quyền: TA trực tiếp ra quyết định hạn chế NLHVDS của người thành niên dựa trên yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Hậu quả pháp lý: Người bị hạn chế NLHVDS sẽ có người đại diện và Tòa án sẽ quy định phạm vi đại diện (nếu các giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế NLHVDS thì phải có sự đồng ý của người đại diện, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người này).
Cơ sở pháp lý: Điều 24, Bộ luật dân sự 2015.