Thủ tục làm giấy khai sinh cho con theo họ mẹ

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con theo họ mẹ

By admin - Tháng Sáu 11, 2018

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con theo họ mẹ

Theo quy định của pháp luật, có hai trường hợp làm khai sinh cho con theo họ mẹ là:

Thứ nhất: Theo thỏa thuận của vợ, chồng hoặc theo tập quán

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (Nghị định 123) thì: “Họ, chữ đệm và tên dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận  của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì xác định theo tập quán”.

Như vậy, trong trường hợp cha mẹ thỏa thuận được với nhau về việc lấy họ của mẹ làm họ cho con thì họ của con sẽ được xác định theo sự thỏa thuận này. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được, họ của con được xác định theo tập quán. Khi đó, con có thể được đăng ký mang họ của mẹ nếu theo tập quán địa phương, con sinh ra lấy họ của mẹ.

Thứ hai, trường hợp chưa xác định được cha

Theo khoản 2, Điều 16 Nghị định 123 thì “Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ, phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ sẽ để trống”

Như vậy, khi con sinh ra mà chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ của con sẽ được xác định theo họ mẹ.

Với những thông tin chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, pháp luật cho phép trẻ em sinh ra có thể mang họ của người mẹ làm giấy khai sinh cho con theo họ mẹ, không bắt buộc phải theo họ cha nhưng vấn đề là cần có sự thỏa thuận của hai bên cha, mẹ. Nếu một bên không đồng ý thì việc đổi họ sẽ rất khó khăn. Việc khai họ cho con giờ đây đã không còn dập khuôn theo kiểu nhất định phải mang họ cha. Nhiều gia đình muốn đứa trẻ được khai sinh theo họ mẹ vì nhiều lý do khác nhau.

Thủ tục làm khai sinh cho con theo họ mẹ gồm những gì

Theo Điều 16, Luật hộ tịch 2014 quy định: Người đi đăng ký khai sinh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai theo mẫu quy định
  • Giấy chứng sinh (không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh, nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh).
  • Theo khoản 1, Điều 7, Luật hộ tịch 2014 và khoản 1, Điều 15 Nghị định 123. UBND xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
  • Thời hạn: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật hộ tịch 2014
  • Lệ phí: Trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn đăng ký hộ tịch (khoản 1, Điều 11 Luật hộ tịch 2014)

Một số quy định về quản lý hộ tịch và thủ tục làm giấy khai sinh

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 155/CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định:

  • Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
  • Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *