Trách nhiệm hình sự đối với bảo mẫu hành hạ trẻ em

Trách nhiệm hình sự đối với bảo mẫu hành hạ trẻ em

By admin - Tháng Tám 30, 2018

 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BẢO MẪU HÀNH HẠ TRẺ EM

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”-một khẩu hiệu đã vô cùng quen thuộc của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.Thế nhưng thực tiễn xã hội cho thấy tình trạng bạo hành trẻ, đặc biệt là trong các trường mầm non tư thục đang hoành hành, để lại những hậu quả vô cùng thương tâm cả về vất chất và tinh thần cho các bé, gây phẫn nộ trong dư luận. Vậy trách nhiệm hình sự đối với trường hợp bảo mẫu hành hạ trẻ em là gì?

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017

II. NỘI DUNG TƯ VẤN 

Theo quy định tại Điều 140, Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2014 về tội hành hạ người khác đã có những quy định cụ thể như sau:

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên
c) Đối với 02 người trở lên.”

Theo đó, Tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc.

Trước tiên ta sẽ xem xét cấu thành của tội phạm này:

_ Khách thể của tội phạm: hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Khách thể bị tội này xam phạm là quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc.

_ Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc vào người phạm tội. hành vi đối xử tàn ác là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm,…

_ Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải là người mà nạn nhân bị lệ thuộc như thầy giáo đối với học sinh, thủ trưởng đối với nhân viên…

_ Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Do vậy, việc bảo mẫu hành hạ trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a và b, khoản 2, điều 140 Bộ luật hình sự hiện hành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *