Thời hạn giao đất và hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Thời hạn giao đất và hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

By admin - Tháng Tám 6, 2018

Thời hạn giao đất và hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

1. Thời hạn giao đất nông nghiệp

Thời hạn giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sản suất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Luật đất đai 2013 Nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm, thống nhất cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp

Luật Đất đai năm 2013 được đánh dấu những bước đổi mới quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân.

2. Hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, đây là quy định pháp lý vừa thể hiện là sự thừa nhận tính tất yếu của quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất vừa thể hiện là sự giới hạn mà nhà nước đặt ra đối với hoạt động này.Vượt hạn mức là sự vượt quá giới hạn mà nhà nước đặt ra đối với quy định nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Việc nhà nước ban hành ra hạn mức đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân thể hiện rõ chính sách đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng thúc đẩy phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp.

Hành vi chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân sẽ để lại nhiều hậu quả mang tính nghiêm trọng, đặc biệt là sẽ dẫn đến tình trạng manh mún về đất đai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sản xuất và phát triển nông nghiệp hàng hóa, phân công lại lao động nông thôn. Mặt khác, việc chuyển quyền sử dụng vượt quá hạn mức còn dẫn tới hậu quả tích tụ và tập trung ruộng đất, nếu tình trạng ngày càng trầm trọng thì sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho nông dân mất ruộng, trở thành bần cùng hóa. Ví dụ như những nông dân có trang trại lớn hơn thường có năng suất lao động cao hơn, quản lý các nguồn lực sẵn có và quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Và do đó, những nông dân này giàu có hơn. Hơn nữa, tích tụ đất đai làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp bằng cách tái phân bổ tài nguyên đất, vốn khan hiếm từ những người nông dân làm ăn kém hiệu quả hơn sang những người quản lý hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một điều có thể xảy ra khi cho phép tích tụ đất đai là phúc lợi của người nông dân mất đất sẽ bị thiệt hại nếu họ không thể tìm được các nguồn sinh kế thay thế ổn định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *