Quyền của luật sư trong hoạt động tố tụng dân sự

Quyền của luật sư trong hoạt động tố tụng dân sự

By admin - Tháng Bảy 23, 2018

Quyền của luật sư trong hoạt động tố tụng dân sự

Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, Luật sư có thể tham gia vào tố tụng dân sự với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc với tư cách người đại diện theo ủy quyền của đương sự. Đối với mỗi tư cách, quyền của luật sư trong tố tụng dân sự có sự khác biệt và tương ứng theo đó, luật sư tiến hành các công việc nhằm bảo đảm lợi ích cho khách hàng của mình.

Khoản 2 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”

Do đó, trường hợp Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền, quyền của luật sư trong tố tụng dân sự tương ứng là quyền tố tụng của đương sự. Đồng thời, quyền này được thực hiện trên cơ sở nội dung văn bản ủy quyền được lập hợp pháp.

Trong khi đó, khi luật sư tham gia với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, quyền của luật sư trong tố tụng dân sự sẽ có sự khác biệt đáng kể. Căn cứ quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, luật sư có các quyền sau:

  • Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.
  • Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.
  • Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định.
  • Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.

Bên cạnh đó, quyền của luật sư trong tố tụng dân sự sẽ bao gồm một số quyền như của đương sự theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như:

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;

– Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác…

– Một số quyền khác theo quy định pháp luật.

Như vậy, so với những quy định trước đây, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có những quy định cụ thể hơn vềquyền của luật sư trong hoạt động tố tụng dân sự. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý để luật sư thực hiện tốt quyền của mình, qua đó đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mà mình đại diện, bảo vệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *