QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

By admin - Tháng Mười 14, 2021

MAI PHONG LAWFIRM- Quy định pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Tảo hôn là gì?

Tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã giải thích về khái niệm này như sau: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, để đáp ứng điều kiện kết hôn một trong những yếu tố cần và đủ là độ tuổi kết hôn. Cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Hôn nhân cận huyết thống là gì?

Hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. Trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thông đem đến nhiều hệ lụy. Vì thế, đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức. Pháp luật hiện hành của nhà nước ta đã có những quy định và xử lý đối với hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống pháp luật xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật. Tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống đều là những hành vi bị nghiêm cấm. Người có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất mức độ. Có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Về xử lý vi phạm hành chính

Tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã quy định xử phạt về hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Theo đó, các mức phạt được áp dụng là:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn; mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân. Trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Hay dễ hiểu hơn, đó là quy định xử lý tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Về xử lý vi phạm hình sự

Về tội tổ chức tảo hôn: Điều 183, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định rõ:

Người tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

Sau đó lại vi phạm thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Quy định về tội loạn luân, xảy ra trong trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã nêu:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ. Là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ; hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————- 
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *