Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật

Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật

By admin - Tháng Sáu 27, 2018

Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật

Tội cướp tài sản Tội cướp giật tài sản
Chủ thể Người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).
Khách thể Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân
Mặt chủ quan Lỗi: cố ý trực tiếp. Khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản, chủ thể hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình và trực tiếp mong muốn thực hiện hành vi đó.
Mục đích: chiếm đoạt tài sản. Mục đích chính của chủ thể phạm tội là mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác
Mặt khách quan

Có hành vi dùng vũ lực: Người phạm tội có hành vi dùng sức mạnh có tính vật chất (sức mạnh vật chất hoặc sức mạnh của vật chất là công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào thân thể của người chủ sở hữu tài sản, người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc bất cứ người nào cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội, làm cho những người đó không thể kháng cự lại để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.
Có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi cụ thể của người phạm tội nhằm biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự: Được hiểu là những hành vi được thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ, hoặc những thủ đoạn khác (cho uống thuốc mê. Dùng vũ khí giả để uy hiếp…). Những hành vi này thường không phải là những hành vi tác động bằng sức mạnh vật chất.

Hành vi giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản

Hậu quả: tài sản của người người khác bị chiếm đoạt. Hậu quả của hành vi cướp có xảy ra hay không (tức là có lấy được tài sản hay không), giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về mặt định khung hình phạt.

Hậu quả: người phạm tội giật được tài sản.
Thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định từ lúc người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm.
Hình phạt Quy định tại Điều 168, BLHS 2015 Quy định tại Điều 171, BLHS 2015

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *