LÀM THẾ NÀO KHI VỢ CŨ KHÔNG CHO GẶP CON SAU LY HÔN?
MAI PHONG LAWFIRM- Làm thế nào khi vợ cũ không cho gặp con sau ly hôn?
Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm của vợ chồng với con thì không thay đổi sau ly hôn.
Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về quyền thăm con sau khi ly hôn như sau: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”
Như vậy, trường hợp người vợ ngăn cản và không cho người chồng thăm con là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này được coi là hành vi bạo lực lực gia đình theo điểm d khoản 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
…..
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;”
Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:
“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Dựa trên những quy định pháp luật trên, có thể thấy hành vi ngăn cản và không cho phép thăm con là hành vi vi phạm phạm pháp luật. Vì vậy người chồng có thể giải quyết tình huống bằng việc thỏa thuận với vợ, yêu cầu Hòa giải tại UBND cấp xã, cơ quan thi hành án dân sự để tổ chức thi hành án theo Bản án/Quyết định của Tòa hoặc có thể khởi kiện để giành lại quyền nuôi con nếu có căn cứ chứng minh người vợ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766