MAI PHONG LAWFIRM- PHÁP LUẬT CÓ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ VIỆC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN?

MAI PHONG LAWFIRM- PHÁP LUẬT CÓ QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ VIỆC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN?

By admin - Tháng Tám 26, 2022

        Thực tế hiện nay cho thấy, tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn là một dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc dành quyền nuôi con khi ly hôn? 

       Con cái và tài sản là hai vấn đề thường xuyên tranh chấp trong vụ án ly hôn. Sau khi ly hôn ai là người có quyền nuôi con và theo quy định tại điều 81 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình the quy định của luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng có thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con ,nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn với con; trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền và lợi ích của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Với dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Từ các điều luật nêu trên có thể thấy, theo nguyên tắc việc nuôi con theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được,có thể yêu cầu tòa án giải quyết .con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng , chăm sóc.

         Tuy nhiên,để đảm bảo tốt nhất cho sự về mọi mặt và quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố cần thiết để đưa ra quyết định sẽ giao cho ai trực tiếp nuôi dưỡng. do đó, cách dành quyền nuôi con khi ly hôn là bạn cần chứng minh được mình có đủ điều kiên để nuôi con tại tòa án.

      Nếu con trên 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con của bố mẹ là ngang nhau. từ đó, Tòa án sẽ xem xét đến những yếu tố vè vật chất và tinh thần để từ đó đưa ra quyết định.

*** ĐỂ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON, CẦN PHẢI CHỨNG MINH ĐƯỢC ĐƯỢC ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN SAU ĐÂY.

      Nếu một bên vợ hoặc chồng muốn dành quyền nuôi con hết các con thì bắt buộc phải chứng minh bản thân có đầy đủ điều kiện cung cấp mọi quyền lợi tốt nhất cho con về mọi mặt:

– Thứ nhất, về điều kiện kinh tế: cha/mẹ cần phải chứng minh bản thân hoàn toàn có đủ điều kiện tốt nhất cho con sinh hoạt, học tập thông qua thu nhập hàng tháng, tài sản,nhà của ổn định…Bên nào có điều kiện vượt trội hơn sẽ giành được quyền ưu thế hơn;

-Thứ hai, điều kiện tinh thần: cha/mẹ phải chứng minh có đủ thời gian chăm sóc, dạy dỗ, có nhiều tình cảm dành cho con. Đồng thời trình độ học vấn, văn hóa, ứng xử…của cha/mẹ cũng ảnh hưởng đến không nhỏ đến đến sự phát triển của trẻ con ..

  Mặt khác, nếu vợ/chồng có chứng cứ, tài liệu về việc người còn lại không có thu nhập để nuôi con, không cho con môi trường tốt nhất hoặc có hành vi bạo lực thì có thể gửi đến tòa án.

** Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế của hai bên vợ chồng nếu nuôi cả 02 con thì phải tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt.

 

                           Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi, hướng dẫn liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết
 CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420.6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *