ĐIỀU KIỆN ĐỂ TÒA THỤ LÝ ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

By admin - Tháng Tư 1, 2019

Khởi kiên vụ án dân sự là việc người có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình trong vụ án dân sự

Thứ nhất: chủ thể khởi kiện phải là người có quyền khởi kiện

Để khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện. Quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Một chủ thể có quyền khởi kiện hay không dựa vào hai yếu tố:

  • Thứ nhất: người khởi kiện là người có quyền, lợi ích dân sự hợp pháp bị xâm phạm. Khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì người khởi kiện sẽ gửi đơn khởi kiện cùng với các tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc quyền lợi của mình bị xâm phạm và các giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi.
  • Thứ hai: người khởi kiện phải cso đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa  vụ tố tụng hoặc ủy quyền cho người địa diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự.

Người khởi kiện là cá nhân thì cá nhân phải là con người cụ thể và phải đạt độ tuổi nhất định , sức khỏe bình thường, không bị mất khả năng nhận thức va điều kiển hành vi của mình. Trường hợp cá nhân là người chưa đủ năng lực hàng vi tố tụng dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ thực hiện quyền khởi kiện. Người tư fđủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn có quyền khởi kiên theo quy định tại Khoản 6 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì thực hiện quyền khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp (có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền). Năng lực hành vi tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức được  xác đinh thông qua năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân người đại diện hợp pháp.

Thư hai: Đủ điều kiện khởi kiện

Điều kiện này được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó “chưa có đủ điều kiện khởi kiện  là trường hợp pháp luật có quy định  về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó”. Tuy nhiên, điều kiện này không phải áp dụng cho mọi loại tranh chấp. Ví dụ: tranh chấp đai đai, tranh chấp ly hôn theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014, tranh chấp thừa kế theo quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự 2015,…

Thư ba: Sự việc chưa được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng người khởi kiện có quyền khởi kiện lại theo quy định pháp luật.

Thứ tư: yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền gỉai quyết của Tòa án

Các tranh chấp thuộc taharm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luậ tố tụng dân sự 2015. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ bốn loại quan hệ pháp luật: quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật Hôn nhân và gia đình, quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại và quan hệ pháp luật lao động. Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự của Tòa án với các cơ uan, tổ chức khác, ví dụ như Tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật hành chính sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà  nước mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thứ năm: Nộp tạm ứng án phí dân sự

Người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí cho tòa án sau khi Tòa án có thông báo về việc nộp tạm ứng phí. Và chỉ sau khi có Biên lại nộp tạm ứng án phí (trừ các trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí) thì Tòa án mới có thông báo thụ lý vụ án và quá trình tố tụng bắt đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *