Di chúc không công chứng, chứng thực có được coi là hợp pháp?

Di chúc không công chứng, chứng thực có được coi là hợp pháp?

By admin - Tháng Mười Hai 24, 2018

Di chúc không công chứng, chứng thực có được coi là hợp pháp?

Xin hỏi luật sư! Tôi có vấn đề xin được hỏi về việc Di chúc không có công chứng, chứng thực như sau: Ông bà nội tôi có 5 người con, bố tôi con trai cả duy nhất và 4 người con gái. Hiện nay mọi người đều có nhà riêng, ở riêng. Ngôi nhà ông bà nội tôi trước còn sống, ông bà nội tôi ở đó, thờ phụng tổ tiên, khi bố tôi lấy mẹ tôi và sinh 3 người con trai ( tôi là con trưởng) ở cùng với ông bà. Sau đó, bố mẹ tôi có mua được mảnh đất và ra ở riêng, tôi vẫn ở với ông bà đến khi tôi học đại học năm 1994. Mặc dù không ở cùng ông bà, nhưng ngày giỗ tết nhà tôi đều tổ chức ở nhà ông bà. Bố mẹ tôi luôn chăm sóc ông bà tốt, và là người con hiếu thảo (bố tôi là giáo viên). Đến khi ông bà già yếu, bố mẹ tôi đón ông bà ra nhà tôi hưởng tuổi già, và tiện cho việc chăm sóc ông bà, lúc ông bà mất cũng mất ở nhà tôi. mọi thủ tục lo cúng giỗ đều làm ở nhà tôi. Ngôi nhà trước ông bà ở giờ k ở, chỉ để thờ. Ông nội tôi có viết 1 tờ di chúc cho tôi thừa kế, nhưng không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, chỉ là bản viết tay. Nay, các 4 cô nhà tôi về dòi quyền lợi chia đất tại ngôi nhà ông bà tôi ở, các cô nhà tôi có những lời lẽ k đúng mực, không cho mẹ tôi được đi lại ngôi nhà đó, các cô còn nói k cho tôi vào ngôi nhà đó. Tôi là người thoát ly, cũng k muốn làm xứt mẻ tình cảm gia đình nên vẫn khuyên bố mẹ tôi bình tĩnh.

Vậy tôi xin được hỏi:

1. Bản di chúc của ông tôi lập vậy có giá trị pháp lý không?

2. Bố tôi là con trai trưởng, duy nhất trong nhà, quyền trông nom, thờ phụng hương hỏa và quản lý ngôi nhà đó có hợp pháp không?

3. Ngôi nhà đó có được đem gia chia phần không nếu các cô kiện cáo đòi chia đất? và chia như thế nào? nhà tôi được bao nhiêu phần?

4. Nếu vẫn làm nhà thờ không chia? thì quyền quản lý ngôi nhà đó thuộc về ai? tôi có quyền gì trong ngôi nhà đó không? các cô tôi có quyền k cho phép tôi hay mẹ tôi vào ngôi nhà đó không? Chúng tôi có quyền không cho phép các cô vào ngôi nhà đó không nếu các cô cử xử không đúng mực?

Rất mong hồi âm sớm.

Trả lời: 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Mai Phong. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo những quy định về di chúc tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

Căn cứ quy định trên, thời điểm lập di chúc ông bạn còn khỏe mạnh, minh mẫn sáng suốt, nội dung và hình thức của di chúc phù hợp với quy định của pháp luật thì di chúc đó của ông bạn là hợp pháp. Và di sản thừa kế phải được chia theo di chúc.

Thứ hai, quy định về người quản lý di sản.

Căn cứ theo Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Theo quy định trên, nếu trong di chúc của ông bạn có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia và người trực tiếp quản lý là người được chỉ định trong di chúc. Trong trường hợp ông bạn không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Thứ ba, chia thừa kế theo pháp luật.

Nếu di chúc của ông bạn hợp pháp thì người được hưởng di sản là người được chỉ định trong di chúc. Do vậy nếu có khởi kiện chia di sản thì cũng không có căn cứ để chia di sản theo pháp luật, những người thừa kế khác không được hưởng di sản trừ trường hợp người thừa kế là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *