LÝ DO ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN
Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng. Hậu quả một cuộc hôn nhân tan vỡ để lại không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người trong cuộc là vợ hay chồng mà còn liên lụy đến cả những đứa con. Chính vì vậy; để ly hôn đơn phương được cần phải có căn cứ, hay nói đơn giản là ly hôn cần phải có lý do để tòa xem xét giải quyết.
1. Những lý do để được ly hôn đơn phương
Căn cứ pháp lý: Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về ly hôn theo yêu cầu một bên (Ly hôn đơn phương) như sau:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Theo đó, hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết ly hôn. Nếu hòa giải không thành thì cần phải có một trong những căn cứ sau Tòa án mới giải quyết cho ly hôn:
- Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu vợ, chồng bị mất năng lực hành vi (tâm thần, không có nhận thức) đồng thời bị bạo lực gia đình (do chồng hoặc vợ người đó gây ra) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ
Vậy thế nào là tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được?
Căn cứ pháp lý: Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã giải thích và làm rõ những căn cứ cho ly hôn:
Tình trạng hôn nhân trầm trọng
Tình trạng của vợ chồng được coi là trầm trọng khi xảy ra những vấn đề sau:
- Vợ, chồng không quan tâm, chăm sóc, yêu thường nhau. Thay vào đó là sự bỏ mặc; chỉ biết sống cho mình mà đã được bà con thân thích hoặc cơ quan; tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ, chồng có hành vi bạo hành về thể chất cũng như tinh thần ví dụ như đánh đập; xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau mà đã được bà con thân thích hoặc cơ quan; tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
-
- Vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình, không chung thủy đã được chồng; hoặc vợ hoặc bà con thân thích; hoặc cơ quan, tổ chức; nhắc nhở nhưng vẫn không dừng hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật đó.
Đời sống chung không thể kéo dài
Tình trạng hôn nhân trầm trọng là căn cứ để xem xét và nhận định đời sống chung có thể kéo dài hay không. Nếu thực trạng hôn nhân đang trầm trọng mặc dù đã được hòa giải; người thân, cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhưng tình trạng không cải thiện. Cuộc sống hôn nhân vẫn xảy ra mâu thuẫn, tình trạng bạo hành vẫn tiếp diễn; hành vi ngoài tình vẫn không dừng thì có căn cứ nhận định đời sống chung không thể kéo dài.
Mục đích của hôn nhân không đạt được
Mục đích của hôn nhân không đạt được là khi:
- Không có tình nghĩa vợ chồng;
- Không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng;
- Không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;
- Không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng;
- Không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Vậy trong trường muốn đơn phương ly hôn cần phải chứng minh chồng hoặc vợ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ chồng khiến cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được thì mới có thể làm đơn đơn phương ly hôn.
2. Hướng giải quyết ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn
Do quy định còn chung chung và cách xử lý còn phụ thuộc vảo cảm tính cá nhân nên để tiết kiệm thời gian, chúng ta nên chuẩn bị các bằng chứng để tòa án “tự tin” thụ lý và giải quyết.
Chúng ta có một số cách chuẩn bị bằng chứng để ly hôn đơn phương như sau:
- Biên bản họp gia đình có ý kiến của các thành viên (có yêu cầu ký tên, ghi rõ ngày giờ,…)
- Có đơn yêu cầu tổ trưởng tổ dân phố giải quyết các mâu thuẫn, hòa giải (ký tên, ghi rõ ngày giờ,…)
- Tin nhắn, email, hình ảnh, bằng chứng ngoại tình;
- Văn bản, ý kiến của hàng xóm,…
- Biên bản vi phạm hành chính, bản án của tòa án về các hành vi vi phạm của vợ/chồng,…
- Mọi tài liệu, bản ghi âm, ảnh chụp chứng minh hành vi bạo hành thể xác, tinh thần,..
3. Thẩm quyền xử lý thủ tục đơn phương ly hôn
Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.
- Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của bị đơn (người bị khởi kiện);
- Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
4. Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục ly hôn đơn phương
- Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện (Theo mẫu, nhiều tòa yêu cầu phải mua đơn tại tòa);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- CMND và hộ khẩu;
- Giấy khai sinh các con;
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…
5. Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn
- Vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn;
- Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn.
- Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.
- Vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình, không chung thủy đã được chồng; hoặc vợ hoặc bà con thân thích; hoặc cơ quan, tổ chức; nhắc nhở nhưng vẫn không dừng hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật đó.