XỬ LÝ THẾ NÀO ĐỐI VỚI DI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ?

XỬ LÝ THẾ NÀO ĐỐI VỚI DI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI THỪA KẾ?

By admin - Tháng Sáu 22, 2021

MAI PHONG LAWFIRM-  Xử lý thế nào đối với di sản không có người thừa kế?

Theo quy định của điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước.

1. Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc:

Đây là trường hợp mà, người để lại di sản:

+ Không có di chúc;

+ Không chỉ định ai trong di chúc để nhận di sản thừa kế;

+ Di chúc không hợp pháp;

+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2. Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật

Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật là trường hợp không còn người thừa kế mà có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng đối với người chết

– Không có người thừa kế đáp ứng điều kiện chung đối với người thừa kế quy định tại điều 613 như sau:

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Có người thừa kế nhưng từ chối nhận di sản hoặc thuộc vào trường hợp không được nhận di sản thừa kế

Điều kiện này được quy định cụ thể trong điều 620 và điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

– Từ chối nhận thừa kế

Người nhận di sản có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Không được nhận di sản thừa kế

Những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế và người để lại di sản không cho họ hưởng thừa kế theo di chúc:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Như vậy trường hợp mà không có người thừa kế theo các trường hợp trên đây thì thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————- 
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *