Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

By admin - Tháng Mười 8, 2018

Do quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hóa, việc kết hôn với người nước ngoài không còn xa lạ ở Việt Nam. Khi mâu thẫu trong cuộc sống vợ chồng trầm trọng,cuộc sống vợ chồng không chia sẻ được với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án xem xét cho ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng. Vậy thủ tục ly hôn với người nước ngoài như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

1.Yếu tố nước ngoài là gì

Một vụ việc có yếu tố nước ngoài khi đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài.

Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

– Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

– Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

– Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

– Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

Tài sản ở nước ngoài: Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự, ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

2. Thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết ly hôn với người nước ngoài

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam: 

Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.

  • Về thẩm quyền theo cấp Tòa án: Căn cứ Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài  thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.
  • Về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ: theo quy định tại Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015  thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết.

Tóm lại:

– Nếu bị đơn (người bị kiện) có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết;

– Nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.

Hồ sơ làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

  • Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • CMND và hộ khẩu;
  • Giấy khai sinh các con;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

  • Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
  • Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ trong thời hạn khoảng 7-15 ngày, Tòa án kiểm tra đơn và nếu đầy đủ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  • Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.

Thời gian giải quyết yêu cầu ly hôn

  • Ly hôn đồng thuận có yếu tố nước ngoài: Thời gian khoảng từ 1 đến 4 tháng;
  • Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Cấp sơ thẩm khoảng từ  4 đến 6 tháng (nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản,…thì có thể kéo dài hơn). Cấp phúc thẩm từ 3 đến 4 tháng(nếu có kháng cáo).
  • Trường hợp ly hôn vắng mặt người nước ngoài thì thời gian khoảng từ 24 tháng(do Tòa án phải phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *