Phân biệt Nhà ở thương mại và Nhà ở Xã hội

Phân biệt Nhà ở thương mại và Nhà ở Xã hội

By admin - Tháng Bảy 11, 2018

Phân biệt Nhà ở thương mại và Nhà ở Xã hội

Ngày nay do mật độ dân cư ngày càng cao, đất chật người đông. Nên việc xây dựng và mua chung cư là điều tất yếu. Đối với những có nguồn tài chính cao thì đó là điều không cần phải suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên đối với người có thu nhập trung bình thấp thường phân vân xem nên chọn nhà ở xã hội hay nhà ở thương mại. Chúng ta sẽ cùng phân tích sự khác nhau giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội.

Tiêu chí NHÀ Ở XÃ HỘI NHÀ Ở THƯƠNG MẠI
Khái niệm Là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường Là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định.
Đối tượng +Ưu tiên đặc biệt đối với Cán bộ công nhân viên chức nhà nước (không cần chứng minh thu nhập)

+Người có thu nhập thấp (Chưa phải đóng thuế cá nhân)

+Phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm vắng dài hạn (BHXH trên 1 năm)

+Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy chứng nhận độc thân

không giới hạn đối tượng người mua, chỉ cần người mua có nhu cầu mua nhà để ở hay đầu tư đều có thể mua được những sản phẩm phù hợp. Đối tượng mua nhà ở thương mại bao gồm cả đối tượng thuộc diện mua nhà ở xã hội nếu có nhu cầu.

 

Mục đích đầu tư – An sinh xã hội

– có quy định về diện tích xây dựng tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2 sàn, tối đa là 70m2 sàn

– loại nhà ở xã hội bao gồm:

  • Nhà chung cư
  • Nhà ở liền kề thấp tầng
  • Nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng
– Lợi nhuận

– Không có quy định về tiêu chuẩn cũng như giới hạn diện tích xây dựng

Chính sách vay nhà nước quy định chi tiết về các ngân hàng được cho vay vốn để mua nhà ở thuộc diện “nhà ở xã hội”. Bao gồm 5 ngân hàng:

  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank
  • Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank
  • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
  • Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank
Dựa vào đặc điểm mọi đối tượng có nhu cầu mua, nên việc vay mua nhà ở thương mại không không hạn chế các ngân hàng tài trợ. Người mua tùy ý chọn ngân hàng.

 

Ưu điểm – Giá bán thấp vì chủ đầu từ phải đóng thuế thấp hơn

– Được hỗ trợ vay với lãi suất thấp

 

– Môi trường sống cao cấp

– Chất lượng công trình cao

– Ra sổ sau 12 tháng

– Tất cả người dân đều mua được

– Sang nhượng tự do

Khuyết điểm – Môi trường sống không tốt

– Chất lượng công trình kém

– Khả năng ra sổ thấp

– Phải thuộc đối tượng theo quy định mới được mua

– Muốn chuyển nhượng cũng phải đúng những đối tượng đủ điều kiện

 

Giá cao hơn nhà ở xã hội khoảng 20% so với cùng khu vực

 

Cơ sở pháp lý:

Luật Nhà ở 2014

Nghị định 100/2015/NĐ-CP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *