NÊN LÀM GÌ KHI CHỒNG CHỬI BỚI ĐUỔI VỢ CON RA KHỎI NHÀ?

NÊN LÀM GÌ KHI CHỒNG CHỬI BỚI ĐUỔI VỢ CON RA KHỎI NHÀ?

By admin - Tháng Mười 14, 2019

☑️☑️CÂU HỎI: Chào Luật sư, em có một câu hỏi cần tư vấn như sau:
Em và chồng kết hôn được 3 năm có một đứa con mới 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, vợ chồng em thường xảy ra mâu thuẫn, em với nhà chồng cũng không hòa hợp. Từ khi con em mới 7 tháng tuổi chồng em đã chửi em, đánh và đuổi em và con ra khỏi nhà. Giờ đây sự việc lại tiếp tục dù con em đang còn rất nhỏ. Vậy em nên làm gì ạ?

TRẢ LỜI: cảm ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến Luật Mai Phong với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình:

“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”

Từ quy định trên thì hành vi của chồng bạn chửi bới, đánh đập, đuổi bạn và con ra khỏi nhà được xác định là hành vi bạo lực gia đình. Đây là những hành vi trái pháp luật xâm phạm về quyền về chỗ ở hợp pháp, quyền được bảo vệ về sức khỏe, về danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Với những hành vi này, chồng bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả do hành vi này gây nên. Cụ thể:

– Xử phạt hành chính:

+ Điểm a, khoản 2, Điều 49 nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;”
+Khoản 1 Điều nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.”
Đối với hành vi chồng bạn đuổi bạn và con ra khỏi nhà sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 57 nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.”

– Về trách nhiệm hình sự:

Đối với hành vi đánh đập, chửi mắng, chì chiết, đuổi bạn và con ra khỏi nhà thì chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ vợ, con của mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015 sử đổi, bổ sung 2017 nếu chồng bạn đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc hành vi mang tính chất thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể tố cáo hành vi của chồng bạn lên chính quyền địa phương, công an xã hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để họ can thiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn và con bạn.

(Theo chuyên viên Nguyễn Hằng)

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG

Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội

Websibte: www.kienthucphapluat.vn

Email:luatsumaiphong@gmail.com

Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *