MAI PHONG LAWFIRM – So sánh Tòa án và Trọng tài ở Việt Nam.
Với sự hội nhập và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, việc xảy ra các tranh chấp giữa các thương nhân là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, việc lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với mình không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là bảng so sánh điểm khác nhau giữa hai phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến trong thương mại quốc tế là Tòa án Việt Nam và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).
Tiêu chí |
Tòa án Việt Nam |
VIAC |
Đều là hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; Đều dựa trên những nguyên tắc chung: tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, đảm bảo sự độc lập tài phán, tuân theo quy định của pháp luật. |
||
Khái niệm |
Tòa án là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. |
Trọng tài quốc tế là trọng tài giải quyết các tranh chấp quốc tế/ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. |
Tính chất pháp lý |
Là cơ quan Nhà nước trong hệ thống cơ quan tư pháp, nhân danh Nhà nước để xem xét, xử lý vi phạm. |
Là các tổ chức phi Chính phủ, mang tính chất xã hội nghề nghiệp, không phải cơ quan xét xử của Nhà nước. |
Thẩm quyền | Do là hợp đồng thương mại quốc tế nên xảy ra xung đột pháp luật, nhìn chung sẽ phụ thuộc vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật tố tụng quy định. Nếu cả Tòa án Việt Nam và Tòa án quốc gia còn lại đều có thẩm quyền thì sẽ tùy thuộc vào việc nộp đơn khởi kiện của các bên chủ thể. |
Có thẩm quyền đối với những vấn đề tranh chấp mà các bên thống nhất đưa ra trọng tài, khi các bên có thỏa thuận hợp pháp. |
Luật áp dụng | Trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, là cơ quan công quyền nên Tòa án sẽ áp dụng pháp luật tố tụng Việt Nam, luật nội dung sẽ ưu tiên các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì sẽ áp dụng luật nơi kí kết hoặc luật nước người bán. |
Do các bên thỏa thuận hoặc do Hội đồng Trọng tài cho rằng phù hợp nhất. |
Tính bảo mật | Hầu hết là xét xử công khai vì ý nghĩa giáo dục pháp luật nên không mang tính bảo mật cao, dễ ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh, thông tin nội bộ các bên tranh chấp. |
Các phiên xét xử không công khai trừ khi các bên đồng ý, mang tính bảo mật cao hơn về các vấn đề bí mật kinh doanh, vấn đề tranh chấp, uy tín của các bên… |
Tính linh hoạt | Kém linh hoạt hơn, do pháp luật Việt Nam quy định nên mang tính nghiêm ngặt, chặt chẽ chứ không linh hoạt theo thỏa thuận của các bên. | Bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên cao hơn so với tòa án về ngôn ngữ sử dụng, trình tự giải quyết, địa điểm tiến hành… |
Hội đồng xét xử | Do Chánh án Tòa án phân công. | Do các bên thỏa thuận lựa chọn theo danh sách Trọng tài viên hoặc có thể yêu cầu Trung tâm chỉ định. |
Giai đoạn tố tụng | Có 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm, thủ tục đặc biệt gồm giám đốc thẩm và tái thẩm. | Phán quyết chung thẩm, không thể kháng cáo, kháng nghị. |
Án phí | Thường sẽ thấp hơn và do luật quy định, trừ trường hợp quá trình tố tụng kéo dài sẽ khiến chi phí cao hơn so với trọng tài. | Chi phí lớn vì là tổ chức phi Chính phủ, tài chính độc lập và nguồn thu chủ yếu là từ lệ phí theo từng vụ việc. |
Cơ chế thực thi phán quyết | Có cơ quan thi hành án thực thi phán quyết nên phán quyết mang tính cưỡng chế thi hành cao hơn. | Không có tính cưỡng chế thi hành như Tòa án mà phụ thuộc vào ý chí, sự tự nguyện của các bên vì ngay từ đầu trọng tài là thỏa thuận do các bên lựa chọn. Nếu bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành khi đã hết thời hạn thi hành, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. |