Những lưu ý khi đặt cọc mua bất động sản

Những lưu ý khi đặt cọc mua bất động sản

By admin - Tháng Mười 17, 2018

Sau khi tìm và chọn được bất động sản ưng ý. Người mua và người bán sẽ tiến hành đặt cọc, đây là bước đầu tiên  trong quá trình mua bán nhà đất. Bình thường khi hai bên mua bán trung thực thì mọi thứ diễn ra thuận lợi và đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong số ít trường hợp giao dịch gian dối và lừa đảo vẫn có thể xảy ra nếu không cẩn thận trong việc giao dịch. Sau đây là những lưu ý để đảm bảo việc đặt cọc được an toàn:

1. Kiểm tra xem người bán có phải chủ sở hữu bất động sản hay không

Việc xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lúc đang tìm hiểu thông tin, đàm phát có thể là bản photocopy nhưng khi đặt cọc bạn phải kiểm tra bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; So sánh chứng mình thư nhân dân và người đứng trên giấy tờ đó có phải là 1 người hay không. Ngoài ra, cần xem khuôn mặt ngoài và chứng minh thư/ thẻ căn cước có phải là một không cũng là điều không thể bỏ qua.

Sau đó, hãy photo môt bản mang lên Phường và Tổ dân phố xem người này có đúng là người chủ sở hữu thực sự bất động sản đó hay không.

2. Kiểm tra nhà có bị qui hoạch hay không?

Việc kiểm tra này thường diễn ra trước khi đặt cọc. Thông tin này có thể  kiểm tra tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện nơi bất động sản toạ lạc.

3. Cần xem xét bất động có bị chặn giao dịch chuyển nhượng

Một số bất động sản bị chặn giao dịch chuyển nhượng do vi phạm xây dựng, do chiếm dụng và tranh chấp, kiện tụng và đang bị thi hành án… và bị các phòng công chứng đưa vào dạng “cấm bán”.

Hãy mang giấy photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng để hỏi. Một số căn nhà vướng các vụ kiện tụng về tranh chấp tài sản, kê biên thi hành án… sẽ bị ngăn chặn không công chứng được.

4. Soạn thảo hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng nhất vì nó là văn bản được ký đầu tiên giữa hai bên giao dịch. Nên nhờ một chuyên gia có kinh nghiệm hoặc một luật sư chuyên về nhà đất giúp khâu này.

Những điều cần chú ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc:

– Hợp đồng đặt cọc có thể công chứng hoặc không. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật theo điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc.

– Kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí…

– Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ một người ký. Tránh trường hợp sau khi đặt cọc xong, chồng/ vợ bên bán đổi ý vì chưa thông báo cho nhau biết.

– Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *