KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều sau đây:
– Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác),
– Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,
– Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội,
– Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
– Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,
– Điều 141. Tội hiếp dâm,
– Điều 143. Tội cưỡng dâm,
– Điều 155. Tội làm nhục người khác,
– Điều 156. Tội vu khống
– Điều 226.Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Đồng thời với việc Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực thì cơ chế sử dụng quyền yêu cầu của người bị hại trong khởi tố vụ án hình sự cũng được bảo đảm. Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ…”. Người bị hại được quyền rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử và nếu việc rút yêu cầu này là hoàn toàn tự nguyện, đúng với ý muốn thì vụ án phải được đình chỉ.