CÔNG DÂN ĐƯỢC THAY ĐỔI HỌ TÊN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

CÔNG DÂN ĐƯỢC THAY ĐỔI HỌ TÊN TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

By admin - Tháng Sáu 1, 2021

MAI PHONG LAWFIRM-  Công dân được quyền yêu cầu thay đổi họ tên trong trường hợp nào?

– Về phạm vi và điều kiện thay đổi hộ tịch: Điều 26, Luật hộ tịch năm 2014 quy định về Phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

“1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”

– Về thẩm quyền thay đổi hộ tịch được quy định như sau: Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch có quy định về Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch như sau: 

“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”

Như vậy, cá nhân hoàn toàn có quyền được thay đổi họ, chữ đệm và tên của mình trong theo ý khi đủ 18 tuổi, và được thay đổi khi có sự đồng ý của cha, mẹ khi chưa đủ 18 tuổi.

Ngoài ra, Điều 28, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp để cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước công nhận việc thay đổi họ tên, cụ thể như sau:

“- Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về viêc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.

– Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.

– Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.

– Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.

– Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”

Từ quy định trên có thể thấy, không phải trường hợp nào yêu cầu thay đổi họ tên cũng được chấp thuận, công dân không thể chỉ vì tên xấu, bản thân không thích thì không được quyền thay đổi tên. Tuy nhiên, nếu tên xấu đó ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của của người đó và có thể chứng minh được, thì tên xấu có thể được đổi sang tên khác. Trong trường hợp này, người yêu cầu đổi tên phải cung cấp giấy tờ làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *