Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

By admin - Tháng Sáu 29, 2020

Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Điều 292 bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, tín chấp và cầm giữ tài sản. So với BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung thêm 2 biện pháp bảo đảm mới: bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản.
Cầm cố tài sản: là giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cơ sở pháp lý của cầm cố tài sản được quy định tại Điều 309 đén Điều 316 BLDS 2015. Bản chất của cầm cố là bắt buộc phải có sự chuyển giao tài sản. Chủ thể của cầm cố là bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Đối tượng của cầm cố là động sản và bất động sản.
Thế chấp tài sản: Dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Cơ sở pháp lý từ Điều 317 đến Điều 327 BLDS 2015. Bản chất của thé chấp là không chuyển giao tài sản, chỉ giao các loại giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lí của tài sản. Chủ thể của thế chấp là bên thế chấp, bên nhận thế chấp, bên giữ tài sản (nếu có). Đối tượng của thế chấp là: động sản, bất động sản, tài sản hình thành trong tương lai.
Đặt cọc: Giao bên kia khoản tiền, kim khí, đá quý, vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 328 BLDS 2015. Bản chất của dặt cọc là bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Chủ thể của đặt cọc là bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc. Đối tượng của đặt cọc là tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.
Ký quỹ: Bên có nghĩa vụ gửi tiền, kim khí, đá quý, giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê được quy định tại Điều 330 BLDS 2015. Bản chất của ký quỹ là tào sản không giao cho bên có quyên. Chủ thể là kí quỹ là: bên ký quỹ,n bên có quyền, tổ chức tín dụng. Đối tượng của kỹ quỹ là tiền hoặc kim khí, đá quỹ hoặc giấy tờ có giá.
Ký cược: Bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê khoản tiền, kim khí, đá quý, vật có giá trị trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê được quy định tài Điều 329 BLDS 2015.Bản chất của kí cược là bảo đảm bên thuê sẽ trả lại tài sản thuê. Chủ thể của ký cược là bên ký cược và bên nhận ký cược. Đối tượng ký cược là tiền hoặc kim khí, đá quý hoặc vật có giá trị khác.
Bảo lưu quyền tài sản: Bên bán bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ thì mới chuyển giao cho bên mua. Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 331 đến Điều 334 BLDS 2015. Bản chất của Bảo lưu quyền sở hữu là Ghi nhận quyền sở hữu bên bán, giảm thiểu rủi ro cho bên bán. Chủ thể của bảo lưu quyền sở hữu là bên bán (bên bảo lưu quyền sở hữu), bên mua.
Tín chấp tài sản: Tổ chức chính trị – xã hội, có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng. Tín chấp tài sản được quy định tại Điều 344 và Điều 345 BLDS 2015. Bản chất của tín chấp là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc trái quyền. Đối tượng của tín chấp là tiền. Chủ thể của tín chấp là Bên cho vay; Bên vay; Tổ chức chính trị – xã hội cơ sở.
Bảo lãnh: Người thứ ba cam kết với bên có sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Cơ sở pháp lí quy định tại Điều 335-343 BLDS 2015. Bản chất của bảo lãnh là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc trái quyền. Chủ thể của bảo lãnh là Bên bảo lãnh; Bên nhận bảo lãnh; Bên được bảo lãnh. Đối tượng của bảo lãnh là tài sản bên bảo lãnh.
Cầm giữ tài sản: Bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Cơ sở pháp lí quy định tài Điều 346 đến Điều 350 BLDS 2015. Bản chất của cầm giữ tài sản là: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm. Đối tượng của cầm giữ tài sản là Tài sản chiếm giữ hợp pháp của bên có quyền. Chủ thể tham gia là Bên cầm giữ; Bên bị cầm giữ.
Xử lý tài sản bảo đảm
Theo quy định tại Điều 299 BLDS 2015, các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm bao gồm: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật; trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: BLDS2015 không đưa ra nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm mà chỉ quy định về nghĩa vụ thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm của bên xử lý tài sản bảo đảm trước khi xử lý tài sản bảo đảm tại Điều 300. Việc thông báo này bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản và phải báo trước một khoảng thời hạn hợp lý cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo bảm biết. Trong trường hợp bên xử lý tài sản bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm dẫn đến thiệt hại cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm thì phải bồi thường thiệt hại.
Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận:
BLDS 2015 chỉ đưa ra phương thức xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản cầm cố và thế chấp tại Điều 303:“Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: Bán đấu giá tài sản; bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và phương thức khác”.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Qúy khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: luatsumaiphong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *