KHI NÀO ĐƯỢC KHÁM NGHIỆM TỬ THI?
MAI PHONG LAWFIRM- Khi nào được khám nghiệm tử thi?
Theo quy định tại Điều 202, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khám nghiệm tử thi như sau:
“1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.”
Theo đó, Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra để xác định nguyên nhân chết của nạn nhân và trong một số trường hợp cụ thể, qua các dấu vết và những biểu hiện trên tử thi còn xác định được hung khí gây án, cách thức gây án…
Kết quả của công tác khám nghiệm tử thi có ý nghĩa rất quan trọng và trong một số trường hợp còn mang tính quyết định trong quá trình giải quyết đối với các vụ án giết người, cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, các vụ án tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn lao động và trong một số trường hợp khác.
Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện như sau:
Thứ nhất: Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể người chết. Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành và có thể khám nghiệm tử thi mới được phát hiện hoặc tử thi được khai quật, tử thi có thể được mổ để khám xét.
Thứ hai: Khi Điều tra viên khám nghiệm tử thi hoặc khai quật tử thi phải có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến. Bác sĩ pháp y giúp đỡ Điều tra viên phát hiện các vết tích đáng nghi trên tử thi, tình trạng tử thi…Khi cần thiết phải giám định, Điều tra viên phải trưng cầu Bác sĩ pháp y làm người giám định hoặc trưng cầu Hội đồng giám định.
Thứ ba: Việc khai quật tử thi phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải được thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành.
Nếu họ không đồng ý thì vẫn có quyền khai quật tử thi để khám nghiệm.
Thứ tư: Viện kiểm sát phải được thông báo trước về việc khám nghiệm tử thi trong mọi trường hợp. Điều luật bắt buộc Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766