Xác định người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự

By admin - Tháng Bảy 5, 2019

MAI PHONG LAWFIRM-  Xác định người giám hộ đối với người mất năng lực hành vi dân sự

Hỏi: Luật sư cho tôi hỏi chú ruột của tôi bị tai nạn giao thông nặng không nhận thức được nữa, mọi sinh hoạt đều phải có người giúp đỡ chăm sóc. Vợ chú đã mất cách đây 1 năm, cô chú không có con với nhau. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp của chú tôi thì ai sẽ được cử là người giám hộ cho chú tôi?

Đáp: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi

Theo trường hợp của bạn Công ty chúng tôi xin được ra một vài ý kiến cho bạn tham khảo như sau. Theo quy định tại Bộ luật dân sự

Điều 48. Người giám hộ

1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.

2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Điều 54. Cử, chỉ định người giám hộ

1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.”

Như vậy, đối với trường hợp nếu chú bạn thời điểm trước khi bị tai nạn giao thông đã có chỉ định người giám hộ thì người đó sẽ là người giám hộ cho chú của bạn. Nếu chú bạn chưa chỉ định ai là người giám hộ thì xét theo Điều 53, Bộ luật dân sự ông bà của bạn tức là bố mẹ đẻ của chú bạn sẽ là người giám hộ.
Trường hợp nếu bố mẹ đẻ của chú bạn đã qua đời thì Ủy ban nhân dân cấp xa nơi chú bạn sinh sống sẽ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————- 
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *