Quy định của pháp luật về thừa kế đất đai
Thừa kế đất đai là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo luật dân sự đất đai
Khái niệm về thừa kế đất đai
Theo quy định của pháp luật thì việc thừa kế đất đai là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo luật dân sự đất đai. Chủ thể quan hệ trong luật thừa kế đất đai bao gồm:
Người để lại thừa kế
- Cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất sẽ có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất
- Hộ gia đình được nhà nước giao đất
Người được nhận thừa kế
- Cá nhân, tổ chức được hưởng quyền sử dụng, thuê đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng do di chúc của người chết để lại.
- Cá nhân được hưởng thừa kế theo pháp luật dân sự.
- Cá nhân, tổ chức không thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế.
Những điểm mới nhất về thừa kế đất đai
Người lập di chúc
- Theo điểm a, khoản 1 tại điều 630 của luật dân sự 2015 thì người lập di chúc phải có đủ năng lực dân sự mới có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
- Người từ đủ 15 – dưới 18 tuổi nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý sẽ có quyền lập di chúc.
Người lập di chúc sẽ được hưởng các quyền sau:
- Được tự do chỉ định người thừa kế hoặc bỏ quyền hưởng thừa kế của người đã được chỉ định trước đó.
- Có quyền pahan định tài sản cho từng người được thừa kế trong bản di chúc.
- Có quyền để lại tài sản cho mình để thực hiện việc cho, tặng, hiến hoặc ma chay thờ cúng sau này.
- Có quyền giao nghĩa vụ cho người được thừa kế trong di chúc.
- Có thể tự do chỉ định người giữ di chúc, người được quản lý tài sản và người được phân chia tài sản.
Các loại di chúc được công nhận
Trong luật thừa kế có đưa ra 2 loại di chúc được thừa nhận bao gồm di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng.
- Di chúc bằng miệng sẽ có hiệu lực khi người lập di chúc bị đe dọa đến tính mạng và không còn khả năng để lập di chúc bằng văn bản nữa. Ngoài ra, nếu sau 3 tháng người lập di chúc khỏe lại và có thể lập di chúc bằng văn bản thì di chúc bằng miệng sẽ hết hiệu lực.