Luật Mai Phong chia sẻ kiến thức pháp lý về Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật Mai Phong chia sẻ kiến thức pháp lý về Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

By admin - Tháng Bảy 10, 2018

Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

 Khái niệm: Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Điều 642 BLDS 2015 có quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Các trường hợp thừa kế thế vị sau được quy định theo pháp luật là: Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của ông bà, chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị. Trong trường hợp người thừa kế thế vị từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản( quy định tại Điều 620 và Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015) thì người thừa kế thế vị không được hưởng di sản.

Điều kiện hưởng thừa kế thế vị:

  1. Người thế vị phải là người ở đời sau, nghĩa là chỉ có con được thế vị cha mẹ, không có trường hợp cha, mẹ thế vị cho con. Người được hưởng thừa kế thế vị có thể là con đẻ hoặc con nuôi. (Theo quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”
  2. Thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản.
  3. Cháu, chắt của người để lại di sản phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế mới được thừa kế thể vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *