QUYỀN VÀ LỢI CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

QUYỀN VÀ LỢI CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

By admin - Tháng Bảy 30, 2018

QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Bất cứ một Doanh nghiệp nào muốn kinh doanh thành công các sản phẩm, dịch vụ của mình đều phải nhận thức rằng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ cho riêng mình là điều rất quan trọng. Cùng với sự phát triển và vững mạnh của nhãn hiệu thì hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp cũng sẽ vững chắc hơn bao giờ hết.

QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Một trong các yếu tố không thể thiếu để làm nên thương hiệu của một doanh nghiệp chính là nhãn hiệu. Vậy, nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Và để nhãn hiệu được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. minh họa

Ai có quyền được đăng ký nhãn hiệu ? Quyền đăng ký nhãn hiệu gồm:

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
  4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
  5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây: a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
  6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Theo khái niệm về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ có thể hiểu rằng, khi chủ sở hữu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình, họ sẽ được luật pháp công nhận và được bảo vệ về mặt pháp lý. Theo đó, họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường.

QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÃN HIỆU KHI ĐƯỢC BẢO HỘ

  • Doanh nghiệp có quyền sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ để gắn lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh, lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
  • Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu thuộc sở hữu của mình.
  • Cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu thuộc sở hữu của mình.
  • Có quyền chuyển nhượng, thừa kế nhãn hiệu được bảo hộ cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU

  1. Được pháp luật bảo vệ Chức năng chủ yếu của việc đăng ký nhãn hiệu là để đảm bảo sự bảo vệ hợp pháp đối với công việc kinh doanh. Đăng ký nhãn hiệu giúp hỗ trợ phát triển nền tảng cho một doanh nghiệp và đối thủ không thể dùng nhãn hiệu để tạo nên sự nhầm lẫn về sản phẩm, dịch vụ hoặc lợi nhuận từ nhãn hiệu của mình. Doanh nghiệp có quyền khởi kiện những hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu được bảo hộ và được bồi thường xứng đáng.
  2. Doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình Nhãn hiệu là một phương tiện dùng để quảng cáo, vì vậy khi đã được bảo hộ thì việc sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị, tạo sự công nhận của khách hàng đối với nhãn hiệu sẽ không bị lãng phí tiền của và công sức. Mục đích của doanh nghiệp là thiết lập một công việc kinh doanh luôn luôn sáng tạo và đổi mới, luôn đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Những doanh nghiệp thành công có thể đạt được sự nhận dạng thương hiệu một cách hoàn hảo như thương hiệu của Apple, Bitis, VINA Giầy, SÔNG HỒNG, EVERON….
  3. Tránh khả năng nhầm lẫn Việc đăng ký nhãn hiệu tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, bởi vì khách hàng sử dụng sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu như logo, tên doanh nghiệp hay slogan để xác định doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó. Luật sở hữu trí tuệ sẽ ngăn chặn hành động này bằng việc từ chối đăng ký cho một khả năng gây nhầm lẫn. Nếu doanh nghiệp nào vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể bị khởi kiện bồi thường thiệt hại tại cơ quan nhà nước có thầm quyền.
  4. Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khi nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhằm mục đích thương mại (gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, dịch vụ, đưa vào lưu thông, xuất nhập khẩu sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa đó) trong thời hạn bảo hộ 10 năm, có thể gia hạn liên tiếp không giới hạn số lần, bất kỳ người nào sử dụng nhãn hiệu đó mà không được phép của chủ sở hữu sẽ bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo quy định.
  • Một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay là tên tuổi, thương hiệu của các doanh nghiệp. Do đó, cùng với việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu thì việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu của các Doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng cần thiết. Việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu cho Doanh nghiệp không những thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của Doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với người tiêu dùng và các đối tác mà Doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.
  • Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là hết sức cần thiết. Bởi nó là cơ sở để tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình. Trên cơ sở được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể khai thác được lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình như: sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu… Đồng thời, nó còn là căn cứ để chống lại những hành vi xâm phạm tới quyền sử dụng nhãn hiệu.
  • Đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu là quyết định đúng đắn để xây dựng và phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành có ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu không được đăng ký, điều này sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khác đánh cắp sử dụng để hưởng lợi. Khi đó, mọi sự vi phạm, tranh chấp nhãn hiệu sẽ không có căn cứ để các cơ quan chức năng giải quyết.
  • Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với sản phẩm, hàng hóa của mình doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp. Đồng thời theo dõi, phát hiện kịp thời và báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của mình.
  • Nhãn hiệu hàng hóa tạo ra giá trị cho sản phẩm, khách hàng sẽ rất sẵn lòng trả giá cao hơn để được sử dụng sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu mà họ yêu thích. Đồng thời, họ cũng sẵn sàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó thường xuyên hơn, vì vậy, giá trị mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn. Chính vì thế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là việc làm nhằm tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của mình với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác và đây cũng chính là một trong những phương pháp nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Để đạt được lợi ích kinh doanh, nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất, củng cố chất lượng nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của những người tiêu dùng thông minh và khó tính. Và như vậy, nhãn hiệu hàng hóa trở thành động lực thúc đẩy sản xuất, tạo nên uy tín và sự phát triển của các nhà kinh doanh.
  • Đăng ký nhãn hiệu là góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng. Với người tiêu dùng, nhãn hiệu hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng do nhịp sống sôi động và bận bịu, với vô vàn các mặt hàng, dịch vụ luôn đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng thì việc bỏ thời gian lựa chọn loại sản phẩm yêu thích và thiết yếu gặp rất nhiều khó khăn. Người tiêu dùng chủ yếu đưa ra quyết định lựa chọn dựa trên kinh nghiệm tiêu dùng, cụ thể chính là sự hiểu biết và tin tưởng của họ về các nhãn hiệu hàng hóa khác nhau của cùng một loại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được các hàng hóa mang nhãn hiệu thật với những sản phẩm làm nhái, làm giả đầy tinh vi như hiện nay. Việc mua nhầm xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả là không thể lường được. Khi đó, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ người tiêu dùng. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa góp phần đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giúp người tiêu dùng thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo sợ khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Hầu hết các doanh nghiệp của nước ta hiện nay đều chưa nhận thức đúng về vấn đề thương hiệu và sự đóng góp của thương hiệu trong giá trị sản phẩm. Trong một cuộc khảo sát do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao thực hiện, chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh; 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp và 30% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán hàng được giá cao hơn và đem lại niềm tự hào cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước, mà chưa chú ý tới đăng ký ở nước ngoài. Vì vậy, không ít thương hiệu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam đã bị các công ty của nước ngoài đăng ký bảo hộ tại nước ngoài như: Cà phê Đăk Lăk năm 1997, kẹo dừa Bến Tre năm 1998, Vifon năm 2001, thuốc lá Vinataba và Petro năm 2002… Vụ gần nhất trong năm 2011 là cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc. Chính vì vậy, Các doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư hơn nữa cho vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình. Nhất là đăng ký bảo hộ tại nước ngoài (những nước xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp mình) vì việc này có ý nghĩa và sự cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *