QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN

QUYỀN PHẢN TỐ CỦA BỊ ĐƠN

By admin - Tháng Tư 1, 2019

MAI PHONG LAWFIRM-  Pháp luật quy định thế nào về quyền phản tố?

Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, về bản chất thì yêu cầu phản tố của bị đơn chính là việc khởi kiện ngược lại người đã đưa ra yêu đối với với mình khi bị đơn cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Yêu cầu phản tố cũng là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này có thể được khởi kiện bằng vụ án độc lập nhưng vì yêu cầu này có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh chóng hơn nên bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bị đơn đã bỏ qua yêu cầu phản tố của mình do không biết mình có quyền hoặc chỉ là lồng ghép yêu cầu vào bản trình bày ý kiến gửi cho Tòa án hki được Tòa án yêu cầu. Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Để được coi là yêu cầu phản tố  thì cần phải thỏa mãn điều kiện yêu cầu này không trùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu phản tố thuộc một trong các trường hợp sau đây:

–  Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

–  Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời điểm để bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố là “trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”. Với các quy định này có thể hiểu, khoảng thời gian mà bị đơn được quyền đưa ra yêu cầu phản tố chỉ trong khoảng thời gian từ khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án cho đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ. Trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện, bị đơn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì khi địa vị tố tụng sẽ thay đổi, bị đơn trở thành nguyên đơn trong vụ án và nguyên đơn thì trở thành bị đơn.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————- 
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *