PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI NHƯNG KHÔNG CÓ NGƯỜI CHẾT

By admin - Tháng Sáu 26, 2024

Tội giết người được quy định tài Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 123. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  1. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo căn cứ tại quy định nên trêu có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội giết người cụ thể như sau:

  1. Về mặt khách quan của tội phạm:

– Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng hành vi khác nhau là hành vi hành động và hành vi không hành động, cụ thể như sau:

+ Đối với hành vi hành động: Người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

+ Đối với hành vi không hành động: Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác.

– Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là nằm ngoài mục đích của người phạm tội).

  1. Về mặt chủ quan của tội phạm:

– Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.

Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

– Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.

  1. Mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

  1. Về mặt chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Như vậy, kể cả khi không có người chết mà người phạm tội có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được sống với mục đích là nhằm tước đoạt hoặc đe dọa mạng sống của người bị hại nhưng người bị hại không chết thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự do đủ yếu tố cấu thành Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

——————————————————-

Quý khách hàng có nhu cầu muốn biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục, hồ sơ hoặc sử dụng dịch vụ của chung tôi vui lòng liên hệ địa chỉ dưới đây.

CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG

Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội

Websibte: www.kienthucphapluat.vn

Email: luatsumaiphong@gmail.com

Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420. 6766

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *