MAI PHONG LAWFIRM – Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi cha mẹ ly hôn

MAI PHONG LAWFIRM – Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi cha mẹ ly hôn

By admin - Tháng Năm 25, 2023

            Khi ly hôn, tranh chấp về việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái luôn là vấn đề phức tạp của tất cả các cặp vợ chồng. Việc quyết định ai là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con cái về thể chất và tinh thần đặc biệt là con dưới 36 tháng tuổi. Vậy pháp luật dựa trên tiêu chí gì để đánh giá quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của cha mẹ khi ly hôn?

         1. Ai có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn:

        Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

           “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

          Theo quy định trên sau khi ly hôn việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi người mẹ sẽ ưu tiên được trực tiếp nuôi dưỡng. Trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện và có thỏa thuận khác giữa cha mẹ phù hợp với lợi ích của con.

       2. Các điều kiện để được giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

        Điều kiện ở đây là những thứ có thể tác động đến thể chất, tinh thần và việc giáo dục con. Như trường hợp người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được. Bao gồm:

          – Điều kiện về vật chất: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

         – Các yếu tố về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

         – Chứng minh về kinh tế: Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.

        – Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức: Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội.

        – Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con: Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

         Như vậy, khi chứng minh đủ điều kiện trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con phù hợp với lợi ích của con như những yếu tố trên thì Tòa sẽ xem xét trao quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cho cha hoặc mẹ khi ly hôn.

        Trên đây là những ý kiến của chúng tôi phân tích về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi cha mẹ ly hôn.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi, hướng dẫn, thực hiện thủ tục liên quan, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.

CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG

Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội

Websibte: www.kienthucphapluat.vn

Email:luatsumaiphong@gmail.com

Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420. 6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *