CHÍNH THỨC CÒN 20 KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHU VỰC SAU SÁP NHẬP TỈNH?

By admin - Tháng Năm 19, 2025

CHÍNH THỨC CÒN 20 KHO BẠC NHÀ NƯỚC KHU VỰC SAU SÁP NHẬP TỈNH?

  1. Chính thức còn 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sau sáp nhập tỉnh?

Ngày 12/05/2025, Đảng ủy Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết 10-NĐ/ĐUBTC về việc điều chỉnh nội dung Nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài chính về phân công, phân cấp công tác tổ chức, cán bộ và tiếp tục sắp sếp lại tổ chức bộ máy một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính.

Căn cứ Tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết 08-NQ-ĐUBTC năm 2025 quy định như sau:

2. Thông qua phương án tiếp tục sắp xếp lại một số tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, cụ thể:

[…]

2.4. Tiếp tục sắp xếp các đơn vị ngành dọc của Bộ Tài chính ở địa phương để đảm bảo phù hợp với việc tổ chức đơn vị hành chính các cấp và đáp ứng yêu cầu quản lý của Bộ Tài chính, cụ thể:

  1. a) Đối với cơ quan thuế, kho bạc

– Sắp xếp lại các Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước khu vực để quản lý trùng khớp với đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức lại từ 20 Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước khu vực thành 34 Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

– Chuyển đổi Đội thuế cấp huyện thành Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố quản lý thuế trên địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã.

– Bố trí lại các Phòng Giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh đảm bảo quản lý địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã.

[…]

Tuy nhiên, tại Mục 1 Nghị quyết 10-NĐ/ĐUBTC năm 2025 quy định như sau:

“ 1. Điều chỉnh nội dung tại khoản a mục 2.4 Nghị quyết số 08-NQ/ĐUBTC ngày 23/4/2025 như sau:

“a) Đối với cơ quan thuế, kho bạc

– Sắp xếp lại các Chi cục thuế khu vực để quản lý trùng khớp với đơn vị hành chính cấp tỉnh (tổ chức lại từ 20 Chi cục thuế khu vực thành 34 Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

– Chuyển đổi Đội thuế cấp huyện thành Thuế cơ sở thuộc Thuế tỉnh, thành phố để quản lý thuế trên địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã.

– Giữ nguyên 20 Kho bạc Nhà nước khu vực và điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; bố trí lại các Phòng Giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh đảm bảo quản lý địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã.”.

Như vậy, sau sáp nhập tỉnh thì giữ nguyên 20 Kho bạc Nhà nước khu vực và điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; bố trí lại các Phòng Giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh đảm bảo quản lý địa bàn một số đơn vị hành chính cấp xã.

  1. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước khu vực?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 925/QĐ-BTC năm 2025 quy định cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước khu vực như sau:

[1] Kho bạc Nhà nước khu vực gồm các phòng sau:

– Phòng Kế toán Nhà nước

– Phòng Thanh tra – Kiểm tra

– Phòng Tài vụ – Quản trị

– Phòng Tổ chức – Hành chính

– Phòng Hỗ trợ giao dịch và Công nghệ thông tin

– Các Phòng Nghiệp vụ

– Các Phòng Giao dịch

Phòng Giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật, tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên.

[2] Biên chế công chức của Kho bạc Nhà nước khu vực do Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định trong tổng biên chế được giao

[3] Giám đốc Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:

– Quyết định tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của các Phòng Giao dịch.

– Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước khu vực.

  1. Kho bạc Nhà nước khu vực có nhiệm vụ gì về quản lý quỹ Ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước?

Căn cứ khoản 3 Điều 2 Quyết định 925/QĐ-BTC năm 2025 quy định nhiệm của Kho bạc Nhà nước khu vực về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật như sau:

– Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền của các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước khu vực; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật.

– Hướng dẫn và thực hiện thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác được giao trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.

– Quản lý tiền mặt (tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ), giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, tài sản khác của Nhà nước và của các đơn vị gửi tại Kho bạc Nhà nước khu vực theo quy định của pháp luật.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.

CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG

Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội

Websibte: www.kienthucphapluat.vn

Email:luatsumaiphong@gmail.com

Tel: (024) 62. 810. 711- Fax : (024) 62. 810. 722 – Hotline: 097. 420. 6766

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *