1914022_100787376643368_8183488_n-651x433

Bảo lưu quyền sở hữu được hiểu như thế nào?

By admin - Tháng Mười Hai 19, 2018

Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại khoản 1 điều 331 Bộ luật dân sự 2015: “Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.”

có thể hiểu là việc chuyển quyền sở hữu sẽ chỉ thực sự diễn ra cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ trong giao dịch giữa bên mua và bên bán.

Bảo lưu quyền sở hữu được nhắc đến như là một trường hợp đặc biệt của hợp đồng mua trả chậm trả dần: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 453 BLDS 2015). Thực chất bảo lưu quyền sở hữu là hình thức trả góp.

Đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu:

– Bên mua đã nhận hàng hóa nhưng quyền sở hữu vẫn là của bên bán trong trường hợp bên mua không chịu thanh toán

– Hai bên có thể thỏa thuận để bên mua đưa tài sản vào khai thác công dụng và giữ quyền sở hữu cho đến khi việc thanh toán hoàn tất

– Khác với các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác (cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ) bên nhận vật lại là bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc, hành vi  nào đó.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu:

– Bên mua tài sản:

+ Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực

+ Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực

+ Thanh toán đầy đủ giá trị tài sản theo quy định trong hợp đồng hoặc thỏa thuận

– Bên bán tài sản: Có quyền đòi lại tài sản nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán (Các trường hợp không trả tiền, không còn khả năng thanh toán, trả tiền không đúng theo quy định…)

Như vậy, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện pháp này bên bán được bảo đảm là chắc chắn giao dịch mua bán sẽ được diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán bán được hàng và thu được đúng số tiền mà bên mua phải trả. Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm nhưng được giữ tài sản và khai thác công dụng của tài sản đó, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm, rủi ro trong thời gian sử dụng đối tượng bảo đảm thuộc về bên bảo đảm.

Cách thực hiện bảo lưu quyền sở hữu:

– Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

– Quy định rõ trách nhiệm, số lượng, thời điểm thanh toán thực tế

– Bên bán chọn một trong hai phương thức: không tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên mua nhưng bên bán giữ lại bản gốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *