NGƯỜI KHUYẾT TẬT NẶNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ?

NGƯỜI KHUYẾT TẬT NẶNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ?

By admin - Tháng Bảy 28, 2021

MAI PHONG LAWFIRM- Người khuyết tật nặng có được hưởng thừa kế?

Căn cứ Điều 613 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Theo đó, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người thừa kế có thể là cá nhân hoặc không là cá nhân nhưng phải sống, tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp người thừa kế là cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết, pháp luật không hạn chế quyền được hưởng di sản thừa kế của người khuyết tật hay người bị mất năng lực hành vi dân sự, do đó người bị khuyết tật nặng, không đủ minh mẫn vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trường hợp Người bị khuyết tật, không đủ minh mẫn nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Tài sản của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do người giám hộ quản lý theo quy định tại Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 59. Quản lý tài sản của người được giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, người bị khuyết tật, không đủ minh mẫn vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế, tuy nhiên tài sản của họ sẽ được giao cho người giám hộ quản lý, việc định đoạt tài sản của người này phải được sự đồng ý của người giám hộ, người giám hộ không được đem tài sản của người này tặng cho người khác và chỉ được thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người này vì lợi ích của họ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————- 
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (04) 62. 810. 711- Fax : (04) 62. 810. 722 – Hotline:097. 420. 6766

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *