Đưa thông tin sai sự thật lên mạng có thể bị xử lý như thế nào?
MAI PHONG LAW FIRM – ĐƯA THÔNG TIN SAI SỰ THẬT LÊN MẠNG CÓ THỂ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
- Theo khoản 1 Điều 5 Nghị Định 72/2013/NĐ-CP nghiêm cấm các hành vi:
“1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
- Tại khoản 5 Điều 16 Luật an ninh mạng 2018 cũng quy định về xâm phạm an ninh mạng:
“5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.”
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, mục đích và hậu quả của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Trường hợp xử phạt hành chính:
Người thực hiện hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo khoản 3 điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP hoặc phạt tiền từ 10.000.00 đồng đến 20.000.000 đồng theo khoản 3 điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP tùy thuộc vào từng trường hợp, mức độ vi phạm và hậu quả của hành vi.
– Trường hợp bị xử lý hình sự: Tại Khoản 1 Điều 288 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.”
Như vậy, việc đăng, chia sẻ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội là những hành vi trái pháp luật, cần được quan tâm và phổ biến pháp luật rộng rãi . Mỗi người cần trang bị kiến thức, biết chắt lọc thông tin và đặc biệt là việc đăng tải, chia sẻ thông tin phải rất cẩn trọng để tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc có thể xảy ra cho chính bản thân mình.
(Theo chuyên viên Nguyễn Hằng)
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Mai Phong để được hướng dẫn chi tiết.
—————————-
CÔNG TY LUẬT TNHH MAI PHONG
Trụ sở chính: Số nhà 202, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
VPGD : Phòng 205 Tòa nhà A6B Khu Đô Thị Mới Nam Trung Yên – Trung Hoà – Cầu Giấy – Hà Nội
Websibte: www.kienthucphapluat.vn
Email:luatsumaiphong@gmail.com
Tel: (024) 6281. 0711- Fax : (024) 6281. 0722 – Hotline:097. 420. 6766