Hình thức sở hữu toàn dân theo BLDS 2015

Hình thức sở hữu toàn dân theo BLDS 2015

By admin - Tháng Bảy 19, 2018

Hình thức sở hữu toàn dân theo BLDS 2015

Hình thức sở hữu là một khái niệm khá trừu tượng, hoàn toàn mới mẻ và chắc chắn là ít người quan tâm. Tuy nhiên, khái niệm về hình thức sở hữu có thể được hiểu đơn giản là cách thức chiếm hữu, sử dụng, hay định đoạt tài sản trong một chế độ sở hữu.

Theo quy định tại BLDS 2015 thì hình thức sở hữu được quy định tại Mục 2 Chương XIII gồm có sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung. Đối với mỗi hình thức sở hữu, chủ sở hữu có những cách thức thực hiện và các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết hôm nay chúng tôi gửi tới bạn đọc bài viết hình thức sở hữu toàn dân.

Trước hết nói về đối tượng sở hữu toàn dân. Theo quy định tại điều 197 BLDS 2015 thì bao gồm có đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Thứ hai chủ thể của sở hữu toàn dân. Đây là một vấn đề khá là nhiều tranh cãi, qua nhiều bản Hiến pháp, việc quy định ai là chủ thế hình thức sở hữu toàn dân có sự không đồng nhất. Pháp luật quy định  hình thức sở hữu là thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước đại diện chủ sở hữu. Xét về vấn đề tư cách đại diện của nhà nước, thực chất về đối ngoại, nhà nước nào đang nắm quyền thực tế đất nước mà được các nước khác công nhận thì là đại diện của quốc gia. Còn ngược lại trong quan hệ đối nội ở nước ta có Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho quyền lực nhân dân, và theo đó, đồng thời có tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân.

Thứ ba, đứng trên góc độ của BLDS 2015 thì quy định là vậy nhưng nếu tài sản công đó bị thiệt hại, lãng phí, hư hỏng…ai là người chịu trách nhiệm?  Đó là các cơ quan, tổ chức được giao quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc quản lý, sử dụng các tài sản này còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong thời gian tới pháp luật cần hoàn thiện hơn nữa để tránh tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân bị thất thoát.

Hình thức sở hữu toàn dân là một hình thức sở hữu quan trọng, được quy định trong Hiến pháp, trong đó người dân được quyền làm chủ, đây cũng là một trong những vấn đề bảo đảm quyền chính trị của công dân Việt Nam. Qua đó giúp nhà nước quản lý xã hội tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *