Phân tích về tội cưỡng đoạt tài sản

Phân tích về tội cưỡng đoạt tài sản

By admin - Tháng Sáu 18, 2019

I. Các dấu hiệu của tội phạm

 

1. Chủ thể

 

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

 

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 135 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

 

2. Khách thể

 

Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân. Tuy nhiên, chủ yếu là quan hệ về tài sản.

 

3. Mặt khách quan của tội phạm

 

Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tương lai, có thể sử dụng vũ khí giả để đe dọa tố giác hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm đạo đức, uy hiếp tinh thần của người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản.

 

Lưu ý: Phân biệt với trường hợp đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc của tội cướp tài sản dựa trên sức mãnh liệt của hành vi đe dọa, công cụ thực hiện khi đe dọa, hoàn cảnh khách quan nơi xảy ra đe dọa.

 

4. Mặt chủ quan của tội phạm

 

– Lỗi cố ý

 

– Mục đích chiếm đoạt tài sản

 

II. Hình phạt

 

1. Hình phạt chính

 

– Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

 

– Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

 

+) Có tổ chức;

 

+) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

+) Tái phạm nguy hiểm;

 

+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

 

+) Gây hậu quả nghiêm trọng.

 

– Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

 

+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

 

+) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

 

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp:

 

+) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

 

+) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

 

2. Hình phạt bổ sung

 

– Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng

 

– Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *