Phân biệt vi bằng và công chứng

Phân biệt vi bằng và công chứng

By admin - Tháng Bảy 11, 2018

Phân biệt vi bằng và công chứng

1. Khái niệm công chứng

     Công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

     Như vậy, để các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất như: chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, thế chấp, cho thuê, cho thuê lại thì phải được công chứng, chứng thực đầy đủ thì giao dịch này mới phát sinh hiệu lực pháp luật.

2. Khái niệm vi bằng

     Vi bằng theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/ NĐ-CP thì : 1. “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.” tức là vi bằng chỉ là văn bản được lập để ghi lại sự thật khách quan để làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

     Đối với các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất được vi bằng trong các trường hợp như người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng muốn có người làm chứng cho việc 2 bên đã cùng nhau kí kết vào hợp đồng, đã giao nhận tiền chuyển nhượng, tiền đặt cọc,  hoặc có thể là ghi nhận lại hiện trạng mảnh đất mà hai bên có ý định giao dịch…..

 3. Phân biệt vi bằng và công chứng

Tiêu chí Vi bằng Công chứng
Chủ thể lập Do thừa phát lại tiến hành. Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định 61/2009/ NĐ-CP và Nghị định 135/2013/ NĐ-CP và pháp luật có liên quan Do công chứng viên thuộc văn phòng công chứng tiến hành. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Nội dung Chỉ là ghi nhận sự kiện, hành vi khách quan chứ không đánh giá tính hợp pháp của hành vi hay sự kiện đó Chứng nhận, đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất, ví dụ như nội dung của giao dịch có hợp pháp hay không, có vi phạm các quy định của pháp luật, trái với đạo đức, điều cấm của xã hội  hay lúc giao kết thì các bên có thực sự tự nguyện về mặt ý chí hay không… Tức là khi công chứng viên tiến hành công chứng thì họ phải xem xét tính hợp pháp, hợp lý của giao dịch đó.
Giá trị pháp lý Chỉ có giá trị làm chứng cứ trong trường hợp xảy ra tranh chấp  Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.+ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

+ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

+  Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch

Về điều kiện, trường hợp tiến hành Các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. (khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP)

+ Chỉ ghi nhận những sự kiện và hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, ghi nhận công khai trung thực

Công chứng các giao dịch dân sự, các hợp đồng
Về lưu trữ Được đăng ký 1 bản tại Sở tư pháp, 1 bản cho người yêu cầu và 1 bản tại Văn phòng thừa phát lại. Được lưu trữ tại văn phòng công chứng và các bên có liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *