Phân biệt Doanh nghiệp bảo hiểm với Doanh nghiệp Môi giới bảo hiểm
Phân biệt Doanh nghiệp bảo hiểm với Doanh nghiệp Môi giới bảo hiểm
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đều là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Tuy nhiên, giữa hai doanh nghiệp này vẫn còn nhiều điểm khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
TIÊU CHÍ | DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM | DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM |
Khái niệm | Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. ( Khoản 5 Điều 3 ). | Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan . (Điều 89 ). |
Hoạt động | Khoản 1 Điều 60 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:+ Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
+ Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất; + Giám định tổn thất; + Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn; + Quản lý quỹ và đầu tư vốn; + Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. |
Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm (gọi chung là hoạt động môi giới bảo hiểm )+ Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
+ Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm. + Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. + Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. |
Vốn pháp định | 1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam; c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam. 2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam; b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam; c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam. 3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam. |
6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
|
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: | Không có | Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam. |
Hoa hồng môi giới bảo hiểm | Không có | Thỏa thuận giữa Doanh nghiệp môi giới và doanh nghiệp bảo hiểmKhông quá 15% phí bảo hiểm thực tế thu được của doanh nghiệp bảo hiểm
(Điều 5 TT50/2017/TT-BTC). |
Cơ sơ pháp lý;
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung 2010
Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Thông tư 50/2017/TT-BTC