Phân biệt đấu giá và đấu thầu

Phân biệt đấu giá và đấu thầu

By admin - Tháng Sáu 22, 2018

Phân biệt đấu giá và đấu thầu

Đấu giáđấu thầu đều là hoạt động thương mại, theo đó bên bán và bên mua tự mình hoặc công khai hoạt động này, lựa chọn người tốt nhất. (Hoạt động đấu giá, đấu thầu ở đây được nghiên cứu ở đây dưới góc độ là một hoạt động thương mại- đấu giá hàng hóa thuộc sự điều chỉnh của luật thương mại 2005). Để phân biệt đấu giá và đấu thầu dựa trên những tiêu chí như sau:

  Đấu giá Đấu thầu
Cơ sở pháp lý Mục 2 Luật thương mại 2005 Mục 3 Luật thương mại 2005
Khái niệm Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.

(khoản 1 Điều 185 Luật thương mại 2005)

Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

(khoản 1 Điêu 214 Luật thương mại 2005)

Bản chất – Là phương thức bán hàng đặc biệt, để bên bán xác định người mua hàng.

– Quan hệ giữa 1 người bán và nhiều người mua

– Người mua được chọn là người mua trả giá cao nhất.

– Là phương thức mua bán đặc biệt, để bên mua lựa chọn người cung cấp dịch vụ, hàng hóa phù hợp.

– Quan hệ giữa 1 người mua và nhiều người bán

– Người bán được lựa chọn là người đáp ứng tốt nhất yêu cầu mà người mua đặt ra

Đối tượng Hàng hóa Hàng hóa, dịch vụ
Chủ thể + Người bán hàng: chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật.

+ Người tổ chức đấu giá: là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.

+ Người điều hành đấu giá: là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.

+ Người tham gia đấu giá: Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá.

(Quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể xem chi tiết Luật thương mại 2005)

+ Bên dự thầu: Là thương nhân

+ Bên mời thầu: có nhu cầu mua hàng hóa dịch vụ

Phương thức thực hiện + Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

+ Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

(khoản 2 Điều 185 Luật thương mại 2005)

Hình thức đấu thầu

+ Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu;

+ Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.

(Điều 215 Luật thương mại 2005)

Phương thức đấu thầu:

Đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ

Hồ sơ cần + Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá giữa người bán hàng với người tổ chức đấu giá.

+ Văn bản bán đấu giá giữa người bán hàng, người mua hàng và người tổ chức đấu giá

Hồ sơ dự thầu.

Hồ sơ mời thầu.

Mục đích Tìm ra được người mua trả giá cao nhất. Tìm ra được người bán đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người mua.
Ý nghĩa Tạo ra sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh công bằng khi tất cả người tham gia trả giá đều có cơ hội ngang nhau, Giúp quan hệ mua bán diển ra nhanh chóng, với thời gian và địa điểm xác định, thúc đẩy trao đổi thương mại phát triển Bên mua có thể lựa chọn được người cung ứng hàng hóa, dịch vụ thỏa mãn tốt nhất yêu cầu mình đặt ta, giảm chi phí đầu tư và tăng lợi ích cho mua sắm hàng hóa, tìm kiếm người cung ứng dịch vụ, Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả, năng lực, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *