Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu

Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu

By admin - Tháng Mười Hai 11, 2018

Quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu không phải là quyền tuyệt đối mà bị giới hạn bởi các yếu tố được quy định cụ thể trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong một số trường hợp nghĩa vụ của chủ sở hữu chính là một căn cứ hạn chế quyền sở hữu công nghiệp.
1. Nghĩa vụ trả thù lao
– Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
+  10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
+  15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
– Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
2. Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu
–  Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật SHTT 2013.
– Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định của luật SHTT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *