Các trường hợp xử lý kỷ luật công chức, viên chức
Cơ sở pháp lý về xử lí kỷ luật công chức, viên chức:
– Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
– Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Các trường hợp xử lí kỉ luật công chức, viên chức:
– Xử lí kỷ luật công chức: Các hành vi bị xử lí kỷ luật đối với viên chức được quy định tại điều 3 nghị định 34/2011/NĐ-CP bao gồm:
+ Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.
+ Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
+ Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
– Xử lí kỷ luật viên chức: Các trường hợp xử lí kỷ luật được quy định tại điều 4 nghị định 27/2012/NĐ-CP như sau:
+ Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;
+ Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.